Case Study là gì? Cách triển khai Case Study như thế nào?

By Võ Tuấn Hải - Lượt xem : 27426
Ngày đăng: / Ngày cập nhật:

Case Study là gì? Đây là một phương pháp nghiên cứu các trường hợp kinh doanh, tiếp thị. Giúp ích trong việc tham khảo và học hỏi kinh nghiệm. Từ đó có thêm nhiều thông tin để triển khai các dự án seo, chiến lược quảng cáo hiệu quả. Hãy cùng Quảng Cáo Siêu Tốc tìm hiểu ngay bài viết.

Case study

CASE STUDY LÀ GÌ? (WHAT IS CASE STUDY)

Case study (Case Method hay nghiên cứu trường hợp) là phương pháp nghiên cứu, ứng dụng chuyên sâu lý thuyết cho một trường hợp hay sự kiện đã xảy ra và có thật. Giúp mọi người hiểu, hình dung rõ hơn về nội dung đang học. Trong một Case Study, mọi khía cạnh chủ đề gần như đều được khai thác, phân tích và đưa ra ví dụ minh chứng một cách rõ ràng, súc tích, dễ hiểu.

Case Study có thể được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: tâm lý học, giáo dục, khoa học chính trị và công tác xã hội, nhân chủng học, y học,...

Case Study Là Gì

Hỗ trợ tốt cho việc học

 

1. Mini case study là gì?

Mini Case Study là các bài tập tình huống chung chung, thiên về lý thuyết nhiều hơn thực tế. Điển hình là những bài tập tình huống thường được dùng trong giảng dạy. Các case mà sinh viên được học thường chỉ mô tả về một vài tình huống, chiến dịch hay cách xử lý khủng hoảng truyền thông trong một giai đoạn nhất định chứ không mang tính bao quát.

Mini Case Study rất hay bị nhầm lẫn với Case Study, một bản tổng hợp thông tin, tình huống doanh nghiệp. Bao gồm tất cả thông tin từ khi thành lập cho đến tình hình hiện tại với đầy đủ số liệu về mọi mặt công ty.

2. Business Case study là gì?

Là một bảng phân tích dự án hay chiến dịch một doanh nghiệp cụ thể nào đó. Nhằm làm rõ các yếu tố quyết định sự thành công  kế hoạch như: đưa ra giải pháp, làm rõ hoàn cảnh thực hiện kế hoạch và hành động cụ thể,...

Business case cũng có thể được hiểu là một đề án kinh doanh, một văn kiện chính thức. Business Case sử dụng nhiều lý lẽ để thuyết phục các nhà đầu tư, những người có quyền quyết định, những nhà điều hành chấp nhận đề xuất kinh doanh bạn đề ra.

3. Case Study Marketing là gì?

Case Study Marketing là những tài liệu thuyết phục, sử dụng các ví dụ thực tế để chứng minh giá trị sản phẩm/dịch vụ. Case Study chuẩn là một lĩnh vực rất rộng, đầy đủ và đơn giản hơn một bộ tài liệu có chứa tối đa thông tin cần thiết để từ đó đưa ra hướng giải quyết, đề xuất phương án trong phạm vi nghiên cứu về lĩnh vực kinh tế.

DỊCH VỤ MARKETING LIÊN QUAN

1. Tham khảo dịch vụ marketing tổng thể chuyên nghiệp

2. Dịch vụ tư vấn marketing uy tín chất lượng

3Phòng marketing thuê ngoài giá tốt

4. Dịch vụ tư vấn chiến lược marketing

ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA CASE METHOD

1. Ưu điểm

Case Study có những ưu điểm nổi bật so với các phương pháp nghiên cứu khác như:

  • • Có tính ứng dụng cao, dễ hiểu, dễ liên tưởng và mang lại sự hứng thú cho người học.

  • • Hiểu rõ hơn về phần lý thuyết mà không thấy quá khô khan.

  • • Dễ dàng tiếp cận, đánh giá và rút ra bài học cho mình.

  • • Phản ánh đúng thực tế, những tình huống có thể thực sự xảy ra trong quá khứ lẫn hiện đại.

2. Nhược điểm

Một số hạn chế phương pháp nghiên cứu, học tập này là:

  • • Kết quả nghiên cứu ở dạng dữ liệu định tính, gồm nhiều chữ, gây khó khăn cho những ai có khả năng đọc không tốt.

  • • Không có tính khái quát cao mà thiên về đi sâu vào một số tình huống cụ thể.

  • • Thường không có một quy trình rõ ràng cho người học nên đôi khi khó nắm bắt nội dung.

VÌ SAO PHẢI XÂY DỰNG CASE METHOD HIỆU QUẢ?

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp tập trung vào xây dựng Case bởi những lợi ích tuyệt vời sau:

1. Giúp việc học trở nên thực tiễn hơn

Khi học tập, nghiên cứu về một chủ đề, lĩnh vực nào đó, lý thuyết mà bạn học được nó vẫn chỉ là lý thuyết, nếu không áp dụng được vào thực tiễn thì những lý thuyết bạn học được sẽ không còn ý nghĩa, gây mất thời gian. Giảng viên khi giảng giải về một vấn đề nào đó thường luôn có Case Study đi kèm để học viên dễ dàng tiếp thu và thấy được những cái mình đang học có thể áp dụng. Từ đó việc học sẽ trở nên hiệu quả hơn khi có thể song song với nắm bắt lý thuyết là thao tác thực hành.

Case Study Là Gì

Hỗ trợ phát triển kỹ năng làm việc nhóm

2. Giúp học viên chủ động, sáng tạo hơn trong việc học

Nếu chỉ học và tiếp thu lý thuyết một cách thụ động thì học viên chỉ có thể biết đến kiến thức mà giảng viên trình bày, lý thuyết có trong sách vở và điều này không thúc đẩy được sự phát triển. Với bài tập tình huống dựa trên Case Study, học viên chắc chắn sẽ chủ động hơn trong vấn đề phân tích, tìm hiểu và đưa ra phương án xử lý tốt nhất, từ đó có được kinh nghiệm cần thiết dựa trên chính tình huống mà học viên đã từng đi qua.

Case Study giúp bạn có được tư duy cho riêng mình, chứ không phải nhất thiết là chỉ học trên những gì được dạy. Trong quá trình tư duy, tranh luận, bảo vệ ý kiến trong quá trình làm việc nhóm bạn cũng sẽ có cho mình giải pháp tốt, nhận thức được chính những việc mình đang làm. Case Study tạo ra một sự tích cực đáng kể trong quá trình học tập, ngay cả khi việc học đến từ chính những bài viết được tìm thấy trên mạng. 

TÌM HIỂU THÊM

1. Marketing phòng gym thu hút thành viên mới

2. Marketing salon tóc đánh bật đối thủ

3. Cách marketing siêu thị dẫn đầu xu thế

4. Chiến lược marketing cho công ty du học hiệu quả

5. Dịch vụ viết bài chuẩn SEO

3. Góp phần nâng cao nhiều kỹ năng

Những kỹ năng mà bạn có thể có được thông qua Case Study gồm:

  • • Kỹ năng làm việc nhóm.

  • • Kỹ năng tìm hiểu, phân tích vấn đề.

  • • Kỹ năng giải quyết vấn đề.

  • • Kỹ năng bảo vệ, trình bày ý kiến cá nhân.

Ví dụ về một Case Study tình huống phổ biến đó chính là trong buổi học, học viên được phân chia thảo luận theo nhóm về vấn đề được đưa ra. Lúc này nhiệm vụ nhóm sẽ là bắt đầu tìm hiểu, phân tích và đi đến việc đưa ra giải pháp, với giải pháp này thì mỗi người sẽ có thể đưa ra ý kiến riêng. Sau đó là cùng bàn bạc và đi đến những kết luận cuối cùng.

Dựa vào Case Study tình huống này chắc chắn học viên sẽ rút ra được nhiều kỹ năng như kỹ năng phân tích, đưa ra ý kiến và bảo vệ ý kiến đó, học viên cũng sẽ học được cách lắng nghe, chấp nhận để từ đó hoàn thiện kỹ năng làm việc, kỹ năng phát triển trong một lĩnh vực nào đó.

Case Study Là Gì

Case study về quảng cáo Facebook giúp phát triển kinh doanh

4. Phát huy giá trị những lý thuyết

Nếu không có Case Study thì lý thuyết vẫn chỉ là lý thuyết, bạn chỉ biết về một vấn đề nào đó nhưng chưa chắn là sẽ giải quyết được vấn đề này. Khi đó thì gần như những lý thuyết bạn có được sẽ không mang theo giá trị nào có, tuy nhiên nếu như kết hợp được với Case Study thì lý thuyết sẽ có thể thể hiện được vai trò tuyệt đối. Lý thuyết rời rạc, chưa có sự gắn kết sẽ gắn kết với nhau thành một bức tranh tổng thể và điều đó sẽ mang lại tác dụng hết sức tích cực cho việc học  bạn.

5. Không chỉ học viên mà giảng viên cũng học hỏi được nhiều thứ

Khi giảng viên họ đưa ra tình huống để học viên phân tích, đưa ra hướng giải quyết thì khi đó giảng về sẽ nhận lại nhiều ý kiến và phương án xử lý khác nhau, trong đó chắc chắn sẽ có những đề xuất, những phương án hay, chất lượng, mang tính sáng tạo, đột phá. Dựa vào đó giảng viên sẽ có thể tiếp thu và hình thành thêm cho mình Case Study mới.

CÓ CÁC DẠNG CASE STUDY NÀO?

2 dạng case study thường gặp trên thị trường là:

1. Strategy (chiến lược kinh doanh)

Là dạng case Study về chiến lược, đường hướng kinh doanh đã đạt được kết quả mỹ mãn hoặc thất bại nhưng lại rút ra được bài học quý giá.

Chiến lược kinh doanh trong case study Strategy thường là về thâm nhập thị trường mới, phân tích ngành, sáp nhập, mua lại, chiến lược giá, chiến lược tăng trưởng, chiến lược khởi nghiệp, chiến lược kinh doanh của đối thủ,...

2. Operations (hoạt động kinh doanh)

Là dạng case study về cách điều hành hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp một cách hiệu quả, năng suất và mang lại lợi ích kinh tế cao. Thường là bài toán tăng doanh số, giảm thiểu chi phí, cải thiện kết quả kinh doanh sau thuế, cải tổ hoặc tái cấu trúc doanh nghiệp.

Operations case study

6 BƯỚC TRIỂN KHAI CASE STUDY THÀNH CÔNG

Bạn đã có một case study hấp dẫn, cần phải triển khai theo 4 bước sau:

1. Xác định Case study để phân tích

Muốn khách hàng có cảm tình với key Study và tin tưởng thương hiệu, bạn phải đối xử với họ một cách chân thành:

  • • Chọn key thành công và nổi bật trong tất cả trường hợp.

  • • Phải có câu chuyện và chuyện đó phải rất hấp dẫn.

  • • Xác định bối cảnh cụ thể khách hàng cũng như giải pháp tư vấn.

  • • Hãy xác định rõ chân dung khách hàng thông qua một số câu hỏi:

  • • Khách hàng bạn là ai?

  • • Vấn đề họ gặp phải như thế nào với case study.

  • • Phương pháp giải quyết vấn đề họ như thế nào?

  • • Họ sẽ đạt được điều gì khi áp dụng những cách trên.

  • • Khi xác định được những vấn đề đó, bạn bắt đầu tiến hành

2. Xây dựng khung lý thuyết

Mặc dù Case Study thiên về nghiên cứu các tình huống thực tế. Nhưng bạn vẫn cần xây dựng khung lý thuyết chặt chẽ, rõ ràng để có thể trình bày sâu nhất vấn đề muốn tìm hiểu.

  • • Minh họa lý thuyết bằng cách đưa ra khái niệm, định nghĩa liên quan đến vấn đề nghiên cứu.

  • • Mở rộng lý thuyết bằng cách khám phá khái niệm và ý tưởng mới có thể kết hợp.

  • • Phản biện lý thuyết bằng cách khám phá một trường hợp ngoại lệ không phù hợp với các giả thuyết đã thiết lập.

3. Thu thập dữ liệu

Có nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau mà bạn có thể sử dụng để thu thập dữ liệu về chủ đề. Case Study thường tập trung vào dữ liệu định tính thông qua phỏng vấn, quan sát, phân tích các nguồn sơ cấp, thứ cấp và dữ liệu định lượng.

4. Mô tả và phân tích case theo hình thức kể chuyện

Kể chuyện được đánh giá là một cách trình bày case study hấp dẫn, không thể hiện quá nhiều lý thuyết sáo rỗng. Việc xây dựng nhiều câu chuyện sẽ có sức lan tỏa, hấp dẫn, có sức dẫn dắt và chạm đến được nhiều người xem. Nhưng để thu hút được người nghe, người xem bạn phải xây dựng câu chuyện sao cho thật hấp dẫn, không được thể hiện quá nhiều lý thuyết sáo rỗng cùng một số lợi ích, con số.

Việc xây dựng câu chuyện sẽ có sức lan tỏa hơn, sức hấp dẫn chạm đến được nhiều người xem. Bạn không thể chia sẻ câu chuyện một cách thông thường sao cho thật hấp dẫn, chính xác, phù hợp với nhiều người dùng, bao gồm những người không nằm trong nhóm đối tượng hướng đến.

5. Tối ưu trải nghiệm thị giác

Nếu một bài viết không hấp dẫn chắc chắn người đọc sẽ không mất quá 3 giây để thoát khỏi bài viết mà chưa kịp hiểu được thông điệp muốn truyền tải. Bạn phải chú trọng đến nội dung và hình thức trình bày và các mẹo:

  • • Tiêu đề ngắn gọn, hấp dẫn người đọc click vào bài viết.

  • • Không cần đưa qua nhiều hình ảnh, chỉ cần đưa hình ảnh phù hợp với chất lượng để không đơn điệu.

  • • Im đậm những điểm sáng tạo để làm nổi bật hơn để giúp đánh bật thông tin.

  • • Báo giá, chốt sale nhanh chóng.

Tối ưu trài nghiệm thị giác để mô tả case

6. Kêu gọi theo dõi (CTA)

Bạn chưa có kinh nghiệm nhu cầu chốt sale thời điểm hiện tại, hãy theo dõi thường xuyên để chạy remarketing, trong những cách nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng.

CÁCH VẬN DỤNG CASE STUDY TRONG MARKETING?

1. Lập một trang Case chuyên biệt

Nếu sở hữu một kho dữ liệu case Study hữu ích, bạn có thể lập nên một trang web chuyên biệt để trình bày những nghiên cứu. Website này có thể giúp tăng độ nhận diện thương hiệu cá nhân hoặc công ty.

Để đảm bảo người xem dễ dàng theo dõi. Bạn nên trình bày Case Study dựa trên cấu trúc: những thách thức ban đầu về cách viết case Study, mục tiêu, quy trình và kết quả. Bạn có thể tham khảo website phân tích case có tên “Think With Google” với các mẫu Case có cấu trúc rõ ràng, súc tích, mạch lạc.

2. Cách trình bày một Case Study trên trang chủ 

Những cách để đặt Study Case lên trang chủ là:

  • • Báo giá hoặc review từ khách hàng.

  • • Nút Call - To - Action (CTA) để xem Case Study cụ thể.

  • • Nút Call - To - Action (CTA) dẫn đến trang Case Study.

Bạn nên chia Case thành các chủ đề, theo ngành hoặc quy mô doanh nghiệp. Để người xem dễ dàng theo dõi.

3. Viết bài đăng trên blog về các mẫu case

Bạn có thể đăng bài viết về khó khăn, vấn đề cụ thể hoặc thách thức công ty đã vượt qua. Sau đó dùng Case Study của công ty đó để minh họa cách giải quyết vấn đề như thế nào? Chú ý không nên đưa công ty, sản phẩm/dịch vụ của bạn làm trọng tâm bài viết mà hãy quan tâm tới những khó khăn của khách hàng và cách vượt qua.

4. Tạo video từ các Case Study

Video là một hình thức Marketing cực kỳ hiệu quả, được sử dụng bởi nhiều nhà tiếp thị vì khả năng viral cao. Hiện nay, người dùng thường dành thời gian để xem video nhiều hơn là đọc một bài phân tích Case Study dài. Chính vì thế, đây là một giải pháp tuyệt vời dành cho bạn để chia sẻ thông tin.

Tạo video từ các case study

5. Chia sẻ lên các kênh truyền thông xã hội

Bạn có thể chia sẻ Case Study lên mạng xã hội bằng cách:

  • • Chia sẻ liên kết đến nghiên cứu điển hình, gắn thẻ khách hàng vào bài đăng. Thay vì sử dụng những thông điệp chung chung như “Case Study công ty X -> Link”. Hãy đưa ra chính xác vấn đề mà người dùng đang quan tâm, cách khắc phục một khó khăn hoặc các số liệu để bài post nhận được sự chú ý.

  • • Cập nhật ảnh bìa trên Twitter/Facebook.

  • • Thêm Case Study vào danh sách ấn phẩm trên Linkedin.

  • • Chia sẻ vào các nhóm có liên quan.

6. Sử dụng Case Study trong Email Marketing

Khi có danh sách phân đoạn theo ngành, hãy thử sử dụng Email Marketing. Nếu bạn có Marketing case trong ngành thực phẩm, hãy thử gửi mail đến các địa chỉ dựa trên cơ sở dữ liệu về thực phẩm của bạn. Việc này giúp nuôi dưỡng các tệp khách hàng tiềm năng hiện tại và mới. Tương tác lại với các lead cũ chưa sử dụng sản phẩm dịch vụ trong thời gian dài.

7. Tạo case trên SlideShare

Với các dạng case trình bày theo hình thức slide. Bạn có thể đăng tải chúng lên SlideShare. Không chỉ có thể tối ưu từ khóa tốt từ nền tảng này, SlideShare còn sở hữu 60 triệu người dùng mà bạn có thể khai thác và dễ dàng để nhúng, chia sẻ trên các trang mạng xã hội.

VÍ DỤ VỀ CASE STUDY HAY (CASE STUDY EXAMPLES)

1. Case study Biti’s

Sự vụ truyền thông dự án giới thiệu sản phẩm mới “Bloomin’ Central

Chỉ trong vòng 48h kể từ thời điểm bùng phát sự vụ ồn ào xoay quanh việc sử dụng gấm Taobao cho một sản phẩm mang đậm chất Việt Nam. Biti’s đã nhanh chóng đưa ra lời xin lỗi thẳng thắn và nhận được lời tán thưởng cung như sự ủng hộ trở lại từ cộng đồng mạng. Vậy việc làm này có thật sự đúng đắn?

Trong trường hợp của Bitis, nội dung thảo luận chủ yếu chỉ xuất hiện trên mạng xã hội, trang cá nhân và các đội nhóm có tương tác, mức độ ảnh hưởng đại chúng chưa cao. Vì thế, việc thương hiệu kịp thời có những phản hồi trước khi câu chuyện được khai thác sâu bởi sự tham gia của các hãng thông tấn, báo chí chính thống sẽ làm giảm tối đa ảnh hưởng của sự vụ lên thương hiệu.

Ngoài ra, vì xác định được nhóm người mua hàng là giới trẻ, có hành vi số hóa rõ nét, không gian hoạt động trên mạng xã hội thường xuyên. Vì thế, mạng xã hội chính là nơi giao tiếp nhanh nhất, tiếp cận đúng kênh nhất với người tiêu dùng cuối cùng của thương hiệu.

Ví dụ về case study

2. Chiến dịch Facebook Marketing Oreo

Năm 2013, Oreo đã khởi động một chiến dịch với 100 post trong 100 ngày. Sử dụng hình ảnh những chiếc bánh Oreo để tái hiện những tin tức nổi bật. Đơn cử như một bài đăng về bức tranh thất lạc của Da Vinci đã được tìm thấy với hình ảnh giá vẽ và bánh Oreo

Những yếu tố góp phần tạo nên sự thành công chiến dịch là: 

  • • Chủ đề hot: Oreo đã đánh vào những vấn đề mà mọi người quan tâm vào thời điểm đó.

  • • Sự liên kết: Mọi người sau khi đọc các bài post từ Oreo sẽ liên tưởng ngay đến những gì Oreo đã làm khi bàn luận về những vấn đề hot.

  • • Sự vui nhộn: Bài post có hình ảnh dễ nhìn, dễ hiểu, thú vị và mang tính viral.

Các case study hay

KẾT LUẬN

Case Study rất cần thiết nếu như bạn thực sự muốn học tập, tìm hiểu về một vấn đề, một lĩnh vực nào đó. Ví dụ như với một bài viết về hướng dẫn quảng cáo Facebook nếu chỉ có lý thuyết không thì người đọc sẽ khó có thể hình dung được, thay vào đó nếu có một Case Study đi kèm thì mọi thứ sẽ trở nên dễ dàng, dễ thực hiện hơn. Case Study sẽ cung cấp cho bạn nhiều tình huống và phương án xử lý tốt nhất cho những tình huống này.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

1. Chiến lược marketing nhà hàng chi tiết

2. Cách marketing cho khách sạn

3. Kế hoạch marketing bất động sản từ A-Z

4. Chiến lược marketing thẩm mỹ viện hiệu quả

5. Marketing quán cafe từ A-Z

6. Marketing trung tâm tiếng anh

7. Marketing nội thất hiệu quả

8. Marketing mỹ phẩm chi tiết

9. Chiến lược Marketing nha khoa

10. Chiến lược marketing du lịch thu hút khách hàng

11. Tìm hiểu Marketing là gì?

CEO & Founder VÕ TUẤN HẢI
CEO & Founder VÕ TUẤN HẢI

Hơn 15 năm chuyên tâm với nghiệp Digital Marketing

  • PHÓ THỦ TƯỚNG  Đến Tận Nhà Thăm Mô Hình Làm Marketing 21/8/2014
  • CEO & Founder DMV INTERNATIONAL Co.LTD
  • Sáng Lập Quangcaosieutoc.Com - Top 1 Agency Digital Marketing Cho DN SME
  • Sáng Lập Websieutoc.Vn - Thiết Kế Website Chuẩn Ma Trận Bao Vây
  • Sáng Lập Quảng Cáo Siêu Tốc Academy - Học Viện Marketing Online
  • Sáng Lập Giải Pháp Marketing "Ma Trận Bao Vây" - Giải Pháp Marketing Tổng Lực
Banner đăng ký tư vấn mobile
Bạn sẽ nhận được cuộc gọi tư vấn trong 24 giờ
Hotline: 0901 349 349