Target market là gì? 4 Chiến lược Target GẤP ĐÔI doanh thu

Tác giả: Võ Tuấn Hải - Kiểm duyệt: Võ Tuấn Hải - Lượt xem : 21814
Ngày đăng: Thứ ba, 28 Tháng Năm, 2024 / Ngày cập nhật: Thứ năm, 30 Tháng Năm, 2024

Target Market là gì? Đây là một phân khúc thị trường mục tiêu gồm những đối tượng khách hàng mục tiêu (target audiences) doanh nghiệp muốn tiếp cận và những khách hàng tiềm năng có khả năng mua sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Giúp tối ưu chiến lược marketing (digital marketing strategy), chiến lược phân khúc thị trường (Market segment) cũng như cách thức triển khai để đưa thông điệp đến khách hàng. Muốn biết thêm chi tiết, hãy cùng Quảng Cáo Siêu Tốc tìm hiểu ngay bài viết.

TARGET MARKET LÀ GÌ?

Target market là target đến nhóm người tiêu dùng mà cá nhân, doanh nghiệp tiếp thị nguồn hàng hóa. Target market là yếu tố mục tiêu, quyết định trong chiến lược tiếp thị. Các yếu tố như: sản phẩm (product),  giá cả (price), chiêu thị (promotion) và phân phối (place),... quan trọng, quyết định trong chiến lược tiếp thị marketing hỗn hợp trên thị trường. 

TẠI SAO CẦN XÁC ĐỊNH THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU

Việc xác định chính xác thị trường mục tiêu cực kỳ quản trị, quyết định sự thành bại một chiến lược marketing hoặc kế hoạch kinh doanh với những lợi ích như:

  • • Tối ưu hóa nguồn lực: Khi tập trung vào một nhóm target consumer nhất định có khả năng cao sẽ mua sản phẩm/dịch vụ, doanh nghiệp tận dụng toàn bộ nguồn lực của mình để tiếp cận với họ, thay vì phân tán vào một thị trường rộng lớn.

  • • Cung cấp sản phẩm/dịch vụ phù hợp: Hiểu rõ thị trường mục tiêu giúp doanh nghiệp sản xuất hàng hóa phù hợp với nhu cầu target audience.

  • • Xây dựng thông điệp marketing hiệu quả: Tạo và tùy chỉnh thông điệp marketing phù hợp với khách hàng mục tiêu, đáp ứng mong muốn và mang đến giá trị cụ thể cho họ.

  • • Xây dựng mối quan hệ mạnh mẽ với khách hàng: Xây dựng mối quan hệ với khách hàng thông qua việc tạo ra sản phẩm và thông điệp tiếp thị dựa trên những gì họ mong muốn.

  • • Tìm ra thị trường tiềm năng: Việc nghiên cứu thị trường mục tiêu càng chi tiết giúp doanh nghiệp dễ dàng tìm ra thị trường ngách (niche market) tiềm năng, ít đối thủ, giảm áp lực cạnh tranh trong kinh doanh.

THAM KHẢO DỊCH VỤ

1. Dịch vụ marketing thuê ngoài uy tín

2. Công ty tư vấn marketing hiệu quả

3. Dịch vụ marketing tổng thể giá rẻ

4. Dịch vụ setup phòng marketing trọn gói


CHIẾN LƯỢC MARKETING TARGET MARKET HIỆU QUẢ

Chiến lược target market strategy đã đưa ra năm chiến lược cơ bản để phân khúc thị trường trường mục tiêu hiệu quả. Hãy cùng Quảng Cáo Siêu Tốc điểm danh qua 5 hình thức sau:

1. Tiếp thị đại trà ( Không phân biệt)

Tiếp thị đại trà ( mass marketing) là phương pháp được sử dụng để nhắm đến càng nhiều người càng tốt mục đích để quảng cáo các thông điệp mà nhà tiếp thị muốn khách hàng thị trường mục tiêu biết đến. Chiến lược bỏ qua những sự khác biệt của toàn bộ phận, phân khúc thị trường để sản phẩm đến được nhiều người nhất. Khi áp dụng mass marketing, doanh nghiệp có thể đa dạng hóa phương tiện truyền thông đại chúng để tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng hơn.  Mass sẽ tiếp cận khách hàng mục tiêu thông qua 2 hình thức sau:

  • • Trực tuyến: Đặt quảng cáo sản xuất video truyền hình, video trending trên facebook, youtube,...

  • • Ngoại tuyến: Đặt mua các bảng hiệu lớn, truyền thông qua báo chí, tạp chí, thư điện tử quảng cáo,....

Bên cạnh đó, một số chiến lược tiếp thị đại trà phù hợp với từng mục tiêu, định hướng của doanh nghiệp mà bạn có thể áp dụng là:

  • • Chiến lược thâm nhập tham gia thị trường.

  • • Chiến lược mở rộng thị trường mục tiêu. 

  • • Chiến lược phát triển thêm sản phẩm mới.

  • • Chiến lược đa dạng hóa các sản phẩm. 

2. Tiếp thị khác biệt

Tiếp thị khác biệt là một phương pháp trong các thông điệp khác nhau được quảng cáo để thu hút mới mẻ, ấn tượng, xây dựng hình ảnh thương hiệu tốt đến một số nhóm đốt tượng nhất định trong thị trường kinh doanh mục tiêu. Chiến lược sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội hàng đầu trong đáp ứng nhu cầu và mong muốn của hầu hết các doanh nghiệp. Tuy nhiên, chiến lược khác biệt đòi hỏi rất nhiều tiền để thực hiện. Vì thế, thông điệp quảng cáo, các chiến lược truyền thông sẽ liên tục thay đổi, dẫn đến các doanh nghiệp sẽ bị tốn kém chi phí rất nhiều. Bên cạnh đó, tiếp thị khác biệt đòi hỏi nhiều thời gian và sức lực để lên ý tưởng và trình bày để tiếp thị nhiều thông điệp khác nhau. Vì thế, trước khi chọn chiến lược này, bạn phải xem lại ngân sách và nguồn lực mình tới đâu. 

3. Tiếp thị tích hợp

Tiếp thị tích hợp thuật ngữ được sử dụng trong kinh doanh tập trung vào việc bán sản phẩm/dịch vụ cả mình trên một thị trường mục tiêu cụ thể nào. Chiến lược rất phù hợp với tất cả doanh nghiệp. 6 công cụ IMC - truyền thông tin hợp cho doanh nghiệp khai thác chính là: quảng cáo, marketing trực tiếp, khuyến mãi, PR, bán hàng cá nhân,.... Tuy nhiên để thành công ở marketing tích hợp, doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ và chuyên sâu nhất để tiếp cận được phân khúc mục tiêu mình mong muốn. Có 5 yếu tố chính để giúp bạn phát triển kế hoạch IMC hiệu quả chính là:

  • • Tập trung mạnh vào các chương trình tiếp thị.

  • • Phân tích theo mô hình SWOT cạnh tranh với các công ty lớn.

  • • Thích hợp dựa trên các chuyên môn, nhiều kinh nghiệm.

  • • Phát triển thị trường ngách thông qua sáp nhập.

4. Tiếp thị trực tiếp 

Tiếp thị trực tiếp là phương pháp các công ty có thể tiếp thị trực tiếp đến nhu cầu và mong muốn đối tượng mục tiêu, tập trung vào thói quen chi tiêu, sở thích người tiêu dùng. Tiếp thị trực tiếp được thực hiện bằng cách thu thập dữ liệu người tiêu dùng thông qua nhiều phương tiện khác nhau, chẳng hạn qua facebook, youtube,twitter, snapchat,.....Như vậy, doanh nghiệp mới dễ dàng biết được người tiêu dùng họ thích gì và muốn gì. Phương pháp tiếp thị trực tuyến ngày càng trở nên phổ biến vì dữ liệu cho phép tổ chức đứa ra nhiều chiến lược quảng cáo hiệu quả hơn và cho ra nhiều chương trình ưu đãi thu hút khách hàng. 

CÁCH XÁC ĐỊNH TARGET MARKET HIỆU QUẢ

Các bước xác định phân khúc hiệu quả bạn có thể thực thi chính là: 

1. Xem xét khách hàng hiện tại

  • • Thông tin về khách hàng: Nhân khẩu, hành vi mua hàng và lợi ích tìm kiếm giúp doanh nghiệp định rõ đối tượng mà doanh nghiệp nên tiếp cận.

  • • Tính hài lòng: Đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng với sản phẩm/dịch vụ cũng mang đến thông tin quan trọng về nguyên nhân khiến họ quay lại.

  • • Tương tác: Sự tương tác của khách hàng với thương hiệu, chẳng hạn như việc họ theo dõi trang mạng xã hội của bạn hay không, cũng cho thấy cách họ quan tâm đến doanh nghiệp và sản phẩm.

2. Phân tích đối thủ cạnh tranh

  • • Hiểu rõ về đối thủ: Tìm hiểu về sản phẩm, dịch vụ, chiến lược tiếp thị, đối tượng mục tiêu của đối thủ sẽ giúp doanh nghiệp biết được phân khúc thị trường nào đang bị bỏ qua, phân khúc nào đang bị cạnh tranh gay gắt.

  • • SWOT và PEST Analysis: Phân tích SWOT (Strengths, Weaknesses, Opportunities, Threats) và PEST (Political, Economic, Social, Techological) giúp doanh nghiệp nhìn nhận rõ ràng về thị trường, đặc biệt là trong việc nhận diện cơ hội và mối đe dọa từ đối thủ cạnh tranh.

  • • Thị phần của đối thủ: Hiểu rõ market share của đối thủ trong thị trường cũng giúp xác định được cơ hội và rủi ro trong kinh doanh.

3. Phân tích sản phẩm doanh nghiệp

  • Tính chất sản phẩm/dịch vụ: Tính năng, lợi ích, giá trị mà sản phẩm/dịch vụ mang lại cho khách hàng. Câu hỏi cần đặt ra là: Ai sẽ thực sự hưởng lợi từ sản phẩm này? Điều này giúp xác định nhóm target consumer.

  • • Giá trị cạnh tranh: Đánh giá lợi thế cạnh tranh so với đối thủ. Lợi thế có thể bao gồm chất lượng cao, giá cả hợp lý, hỗ trợ dịch vụ tốt, v.v. Hỗ trợ hiệu quả cho việc tiếp cận khách hàng.

  • • Yêu cầu của sản phẩm/dịch vụ: Xem xét những điều kiện mà người dùng cần có để sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ, chẳng hạn như kiến thức, trình độ, điều kiện tài chính, v.v.

4. Xác định nhân khẩu học cụ thể

Sau khi đã phân tích các yếu tố về khách hàng hiện tại, đối thủ cạnh tranh, sản phẩm doanh nghiệp. Hãy bắt đầu vẽ ra chân dung khách hàng bằng các yếu tố nhân khẩu để bước đầu hình dung ra những đặc điểm cơ bản nhất của đối tượng mục tiêu. Ví dụ, nếu sản phẩm là dịch vụ học trực tuyến cho trẻ em, nhóm khách hàng mục tiêu có thể là cha mẹ có con nhỏ và có thu nhập ổn định. Nếu bán đồ trang sức cao cấp, đối tượng mục tiêu có thể là những người phụ nữ thuộc độ tuổi trưởng thành, có thu nhập cao và yêu thích thời trang.

5. Xác định tâm lý học khách hàng

Hiểu về tâm lý học khách hàng là việc nắm bắt sâu sắc về những quan điểm, sở thích, giá trị, thái độ, hành vi mua sắm, và các yếu tố tâm lý khác của khách hàng mục tiêu. Từ đó, cho doanh nghiệp cái nhìn rõ hơn về cách thức tiếp cận, thuyết phục và thúc đẩy khách hàng thực hiện hành động mua sắm.Minh họa, nếu đang bán sản phẩm skincare, bạn cần hiểu được rằng khách hàng không chỉ mua sắm vì mong muốn làn da đẹp, mà còn vì mong muốn cảm giác tự tin và thoải mái với chính mình. Do đó, chiến dịch quảng cáo cần tập trung vào việc nâng cao sự tự tin và sự thoải mái cho khách hàng, không chỉ là cải thiện làn da.

Ví dụ: Target market của Vinamilk

Phân khúc theo tâm lý và hành vi tiêu dùng : Vinamilk đã thực hiện các chiến dịch marketing để khẳng định chất lượng sản phẩm và lợi ích sức khỏe, từ đó thu hút người dùng quan tâm đến sức khỏe và dinh dưỡng.

6. Đánh giá lại quyết định

Cuối cùng, sau khi đã thực hiện các bước trên, doanh nghiệp cần đánh giá lại quyết định của mình. Việc này giúp đảm bảo rằng bạn không bỏ lỡ bất kỳ cơ hội nào quan trọng trên thị trường. Đôi khi, qua quá trình này, doanh nghiệp có thể phát hiện ra một nhóm khách hàng tiềm năng mà trước đây họ không nhận thức được. Ví dụ, sau khi phân tích sản phẩm và khách hàng, doanh nghiệp có thể nhận ra rằng sản phẩm của họ cũng phù hợp với phân khúc thị trường khác ngoài target marketing mà họ đã chọn. Doanh nghiệp cũng cần tự xem xét và đánh giá chiến lược tiếp cận khách hàng để đảm bảo rằng nó phù hợp với những gì họ đã nghiên cứu khi tìm thị trường mục tiêu.

KẾT LUẬN

Sau bài viết trên, chắc hẳn bạn đã hiểu được target market là gì cũng như cách tìm chính xác thị trường mục tiêu và khách hàng mục tiêu của mình rồi phải không? Đây là khâu cực kỳ quan trọng, hỗ trợ doanh nghiệp tối ưu hóa nguồn lực, tăng hiệu quả trong việc tiếp cận khách hàng và nâng cao tỷ lệ chuyển đổi.

5 / 5 ( 4 votes )
Võ Tuấn Hải

Võ Tuấn Hải là một chuyên gia marketing Thiện Lành Tử Tế với hơn 15 năm kinh nghiệm, thực chiến triển khai trên 5.000 dự án, nhà sáng lập giải pháp marketing MA TRẬN BAO VÂY. Võ Tuấn Hải từng được PHÓ THỦ TƯỚNG và đoàn đại biểu cấp cao đến tận nhà thăm quan mô hình kinh doanh.

Võ Tuấn Hải có niềm đam mê với kinh doanh và marketing, anh đã giúp hoạt động marketing của hàng ngàn doanh nghiệp SMEs được vận hành theo giải pháp marketing MA TRẬN BAO VÂY: "Có Chuyên Gia Marketing Đồng Hành Xuyên Suốt - Có Chiến Lược Bài Bản - Có Lộ Trình Thực Hiện - Có Cam Kết Rõ Ràng". Giúp chủ doanh nghiệp an tâm, thảnh thơi có thời gian để làm những việc quan trọng khác.

Bạn sẽ nhận được cuộc gọi tư vấn trong 24 giờ
Zalo