Tháp nhu cầu Maslow là gì? Ví dụ tháp Maslow thực tế 2024

By Võ Tuấn Hải - Lượt xem : 24786
Ngày đăng: / Ngày cập nhật:

Tháp nhu cầu maslow là gì? Lý thuyết maslow là một kiến thức quan trọng được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau, thang bậc nhu cầu maslow giúp Marketers nghiên cứu hành vi người tiêu dùng hiệu quả. Trong bài viết này, tôi sẽ chia sẻ chi tiết về mô hình cấp bậc tháp maslow cơ bản và mở rộng để bạn hiểu rõ hơn. 

Tìm hiểu Tháp nhu cầu Maslow là gì

THÁP NHU CẦU MASLOW LÀ GÌ?

Tháp nhu cầu maslow được đặt theo tên nhà tâm lý học nổi tiếng Abraham Maslow, đây là một mô hình về tâm lý và động cơ con người được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Abraham bắt đầu nghiên cứu và phát triển mô hình này từ năm 1943 trong bài viết A Theory of Human Motivation. Tháp có 5 tầng thể hiện 5 cấp độ nhu cầu, mỗi tầng có một mức độ phức tạp và nhu cầu khác nhau, càng lên cao thì nhu cầu con người càng cao.

Mô hình 5 tầng kim tự tháp từ nhu cầu cơ bản đến nhu cầu cao lần lượt như sau:

  • • Tầng 1: Nhu cầu sinh lý ( physiological needs).

  • • Tầng 2: Nhu cầu an toàn (safety needs).

  • • Tầng 3: Nhu cầu xã hội - kết nối tình cảm (social needs).

  • • Tầng 4: Nhu cầu được tôn trọng (esteem needs).

  • • Tầng 5: Nhu cầu thể hiện bản thân (self – actualization needs).

tháp nhu cầu maslow là gì

5 CẤP ĐỘ THÁP MASLOW

5 cấp độ tháp nhu cầu Maslow là:

1. Nhu Cầu Sinh Lý (Physiological Needs)

Nhu cầu sinh lý (một trong 3 nhu cầu chính con người) còn được gọi là nhu cầu cơ bản ( bacsic needs ): ăn uống, nghỉ ngơi, sinh lý,... Nhu cầu này được xếp ở tầng dưới cùng kim tự tháp, đóng vai trò nền tảng không thể thiếu vì nó giúp con người duy trì sự sống, con người không thể tồn tại được nếu không có nhu cầu cơ bản này.

2. Nhu Cầu An Toàn (Safety Needs) 

Khi thỏa mãn về thể chất và tinh thần, tâm lý con người mặc định tự động sản sinh ra nhu cầu cao hơn đó là nhu cầu an toàn như: an toàn sức khỏe, an toàn tài chính, sống trông môi trường an ninh trật tự,... Maslow chỉ ra rằng, khi con người đã được đáp ứng nhu cầu sinh lý và nhu cầu an toàn thì họ mới có thể hoàn toàn yên tâm tập trung vào làm việc tốt hơn.

3. Nhu Cầu Xã Hội - Kết Nối Tình Cảm (Social Needs)

Theo lý thuyết maslow's hierarchy, con người luôn mong muốn kết nối với cộng đồng xây dựng nhiều mối quan hệ như: bạn bè, tình yêu, hôn nhân, đồng nghiệp,.... Tâm lý con người rất sợ cô đơn thậm chí có thể mắc bệnh tâm lý trầm cảm. Vì vậy, nhu cầu tình cảm rất quan trọng trong mô hình maslow.

4. Nhu Cầu Được Tôn Trọng (Esteem Needs)

Không ai muốn bản thân không nhận được sự tôn trọng từ mọi người xung quanh, điều này thể hiện ở cảm giác tự trọng ở mỗi người, khi việc kết nối tình cảm trong xã hội được đáp ứng, họ tiếp tục muốn nhận được sự tôn trọng từ phía mọi người, đây là yếu tố tạo động lực để họ cố gắng hơn.

5. Nhu Cầu Được Thể Hiện Bản Thân (Self – Actualization Needs)

Đây là nhu cầu cao nhất trong lý thuyết maslow được đặt ở phần đỉnh tháp và là phần khó đạt được nhất. Khi được thỏa mãn nhu cầu đầy đủ, con người luôn muốn khẳng định bản thân, khát khao đứng ở vị trí đầu tiên trong mọi lĩnh vực, muốn đi đến một tầm cao mới và hoàn thành tất cả những mục tiêu mình đặt ra bằng chính khả năng tiềm ẩn. Vì vậy, họ luôn nỗ lực cố gắng không ngừng để hoàn thiện bản thân mỗi ngày. Bên cạnh đó, họ cần duy trì tầng bên dưới  tháp nếu muốn đứng vững ở tầng đỉnh tháp lâu dài.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

1. Lên kịch bản nói chuyện với khách hàng hiệu quả

2. Marketing là gì chi tiết?

3. Phòng marketing thuê ngoài Quảng Cáo Siêu Tốc

1Tư vấn marketing chuyên nghiệp

2Dịch vụ viết content hiệu quả

3Tư vấn chiến lược marketing thành công

Lý thuyết tháp nhu cầu Maslow Abraham

THÁP NHU CẦU  MASLOW 8 BẬC (THÁP NHU CẦU MASLOW MỞ RỘNG)

Sau khi ứng dụng tháp nhu cầu maslow 5 bậc thành công, Abraham đã nghiên cứu mở rộng kim tự tháp thêm 3 cấp độ khác tạo thành tháp Maslow 8 bậc. 3 cấp độ tiếp theo là:

1. Nhu  Cầu Nhận Thức (Cognitive)

Nhu cầu học hỏi thêm kiến thức phát triển bản thân trong lĩnh vực họ đang làm. Ví dụ bạn đang là quản lý cửa hàng và đang có cơ hội lên quản lý khu vực nhưng sếp yêu cầu phải có trình độ ngoại ngữ, nhu cầu nhận thức lúc này được hình thành và bạn cần trau dồi thêm kiến thức ngoại ngữ để được thăng cấp lên một vị trí cao hơn.

2. Nhu Cầu Thẩm Mỹ (Aesthetic)

Nhu cầu về cái đẹp dần trở thành yếu tố quan trọng trong mọi lĩnh vực hiện nay. Đây là những vẻ đẹp mà con người có thể tìm đến thông qua nghệ thuật, âm nhạc, thế giới tự nhiên. Giúp ích rất nhiều về mặt cảm xúc.

3. Nhu Cầu Về Tự Tôn Bản Ngã (Self - Transcendence)

Mỗi con người đều có lòng nhân hậu và bác ái sâu trong tâm thức họ, khi con người đã đạt được tất cả thành tựu nhất định, họ mong muốn chia sẻ, giúp đỡ nhiều người có hoàn cảnh khó khăn hơn.

 

 

 

 tháp nhu cầu maslow  kim tự tháp 8 bậc


VÍ DỤ THÁP NHU CẦU MASLOW THỰC TẾ

Tháp nhu cầu maslow được ứng dụng thực tế trong kinh doanh là:

1. Nhu cầu maslow trong doanh nghiệp

  • Nhu Cầu Sinh Lý

Doanh nghiệp nên đảm bảo mức lương phù hợp, tương xứng với vị trí năng lực mỗi nhân viên. Đồng thời cần đảm bảo đầy đủ khoản phụ cấp khác như: phụ cấp ăn uống, chế độ bảo hiểm và chế độ nghỉ ngơi, du lịch cùng công ty.

  • • Nhu Cầu An Toàn

Doanh nghiệp cần đảm bảo nơi làm việc an toàn kèm chính sách bảo hiểm như: bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm xã hội và hợp đồng lao động. Khi nhân viên cảm giác được mức độ an toàn mà công ty mang lại cho họ, họ sẽ toàn tâm nỗ lực làm việc .

  • • Nhu Cầu Xã Hội

Gắn kết tình cảm giữa nhân viên trong một doanh nghiệp bằng cách thường xuyên tổ chứ hoạt động ngoại khóa, du lịch, teambuilding, họp mặt ăn uống vui chơi giải trí sau giờ làm việc. Việc gắn bó tình cảm đoàn kết giữa những thành viên trong công ty lại với nhau sẽ giúp hỗ trợ tốt hơn trong công việc.

  • • Nhu Cầu Được Tôn Trọng

Một người sếp biết lắng nghe những khó khăn nhân viên để tìm giải pháp khắc phục vấn đề, có được như vậy họ sẽ cảm thấy được tôn trọng hơn. Bên cạnh đó cần tạo thêm động lực như đưa ra con đường thăng tiến trong tương lai hay tăng lương khi hoàn thành tốt công việc cũng là cách khích lệ nhân viên tốt nhất.

  • •  Nhu Cầu Được Thể Hiện Bản Thân

Khai thác những thế mạng từng nhân viên và trao cho họ những cơ hội phát triển như thăng cấp lên những vị trí cao, có được những cơ hội này, họ sẽ cố gắng thể hiện hết khả năng bản thân để đạt được mục tiêu, ngoài ra họ còn cảm thấy được quan tâm hơn và sẽ cố gắng giúp công ty phát triển hơn.

Ví Dụ

Doanh nghiệp tuyển một sinh viên mới ra trường vào làm việc, ngoài việc đáp ứng nhu cầu cơ bản cho họ, chủ doanh nghiệp có thể đưa ra con đường thăng tiến trong tương lai theo từng cấp độ tháp maslow như tăng lương, thăng cấp cho nhân viên khi hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Nhu cầu xã hội cũng rất cần thiết nếu một chủ doanh nghiệp thật sự quan tâm đến nhân viên. 

Khi họ đủ kinh nghiệm và thời gian làm việc cho doanh nghiệp đủ lâu, để giữ chân họ tiếp tục ở lại phục vụ cho doanh nghiệp, thì người chủ cần đưa ra những lợi ích cao hơn như nắm quyền, có quyền quyết định một số dự án nào đó.

ứng dụng lý thuyết maslow trong doanh nghiệp

2. Nhu cầu maslow với Marketing

Xác Định Khách Hàng

  • • Xác định khách hàng đang thuộc nhóm nhu cầu nào trong kim tự tháp Maslow.

  • • Nhóm khách hàng thuộc nhóm nhu cầu đó nhiều hay ít.

  • • Sản phẩm hay dịch vụ doanh nghiệp bạn có đáp ứng nhu cầu trong maslow hay không?

Ví Dụ
Công ty A đang kinh doanh sản phẩm khóa cửa thông minh, sản phẩm công ty A đáp ứng được cấp độ 2 trong tháp và giải quyết được nhu cầu khách hàng.

3. Nhu cầu maslow Trong Truyền Thông

  • • Khi bạn xác định được khách hàng mục tiêu, việc tiếp theo cần thiết kế thông điệp đảm bảo truyền tải đúng nhu cầu.

  • • Thông điệp truyền tải trên kênh mạng xã hội nào phù hợp nhất.

  • • Thông điệp đưa ra cần rõ ràng để khách hàng hiểu được sản phẩm có thể giải quyết nhu cầu.

Ví Dụ

  • • Hãng máy bay bamboo nhắm vào phân khúc khách hàng cao cấp nên thông điệp họ đưa ra là “hơn cả một chuyến bay” có ý nghĩa mang đến một hành trình hơn cả mong đợi khách hàng với chất lượng đạt chuẩn 5 sao.

  • • Hãng máy bay Vietjet lựa chọn phân khúc khách hàng bình dân, họ chọn thông điệp đơn giản “hãng máy bay giá rẻ” để thu hút nhóm đối tượng khách hàng này.

Ứng dụng tháp nhu cầu Maslow trong Marketing

 

4. Tháp nhu cầu Maslow trong giáo dục

Ví dụ trong môi trường giáo dục, bạn có thể biết được nhu cầu tháp maslow như sau:

  • • Nhu cầu cơ bản: Trường phải có đủ lượng thức ăn, nước uống và được nghỉ ngơi. 
  • Nhu cầu an toàn: Đảm bảo an ninh, các vấn đề bạo lực, cung cấp thêm hệ thống giám sát đảm bảo an toàn tuyệt đối cho học sinh và giáo viên. 

  • Nhu cầu xã hội: Tạo điều kiện cho cho học sinh có thể tiếp cận nghệ thuật và âm nhạc, tương tác trong quá trình học, thường tổ chức các buổi diễn nghệ thuật, hội thảo, chia sẻ giao tiếp giữa học sinh, giáo viên. 

  • Nhu Cầu Được Tôn Trọng: Học sinh cần được công nhận và khuyến  khích về các thành tựu cá nhân. Tạo mọi điều kiện tốt nhất cho học sinh có thể phát triển tài năng toàn diện. 

  • Nhu cầu thực hiện: Trường tốt là trường chú trọng đến việc khuyến khích học sinh phát triển định hướng nghề nghiệp và định hướng cá nhân. Trường cung cấp thêm các khóa học nghiên cứu, dự án thực tế cho học sinh có thể thỏa mãn nhu cầu tự nhiên của họ.  

5. Tháp nhu cầu Maslow trong quản trị

Quảng Cáo Siêu Tốc sẽ lấy một ví dụ về công ty công nghệ phát triển di động, phải biết rằng nhóm phát triển gặp khó khăn trong việc mục tiêu, cảm thấy mệt mỏi. Thì các nhà quản trị đã áp dụng mô hình maslow để giải quyết các vấn đề: 

  • Nhu cầu cơ bản: Phải quản lý để đảm bảo nhân viên có đủ thời gian nghỉ ngơi, làm việc quá giờ, phát triển các nguồn lực cần thiết khác như máy tính, phần mềm hiệu quả hơn.

  • Nhu cầu an toàn: Hãy chắc chắn rằng nhân viên có một lịch trình làm việc ổn định, không có biến động nào lớn trong dự án. Đồng thời, tạo ra quy an toàn, nhân viên có thể an tâm để thực thi. 

  • Nhu cầu xã hội: Các nhóm nhân viên phát triển nhận được sự công nhận, khen ngợi về thành tựu, có cơ hội tham gia vào việc ra quyết định, đóng góp, cải thiện quy trình phát triển. 

  • Nhu Cầu Được Tôn Trọng: Nhóm hoạt động tốt sẽ được công nhận, khen ngợi về những gì họ đạt được. Có thể cho họ tham gia vào các quyết định và đóng góp riêng về quy trình phát triển của toàn bộ công ty. 

  • Nhu cầu tự thực hiện: Lãnh đạo không ngừng khuyến khích, tìm kiếm cách sáng tạo và phát triển sản phẩm mới trong toàn bộ dự án, tham gia nghiên cứu và phát triển công nghệ mới. 

Tóm lại: Khi bạn áp dụng mô hình maslow, nhóm sẽ phát triển cảm thấy được động viên, làm việc hiệu quả, tích cực đóng góp thành tựu mình đạt được. 

KẾT LUẬN

Qua chia sẻ kiến thức trên, bạn đã hiểu được tầm quan trọng tháp nhu cầu abraham maslow như thế nào rồi đúng không? Hãy ứng dụng kiến thức trên vào công việc hay đời sống để phát triển bản thân và thành công hơn trong tương lai nhé!. Chúc thành công!

CEO & Founder VÕ TUẤN HẢI
CEO & Founder VÕ TUẤN HẢI

Hơn 15 năm chuyên tâm với nghiệp Digital Marketing

  • PHÓ THỦ TƯỚNG  Đến Tận Nhà Thăm Mô Hình Làm Marketing 21/8/2014
  • CEO & Founder DMV INTERNATIONAL Co.LTD
  • Sáng Lập Quangcaosieutoc.Com - Top 1 Agency Digital Marketing Cho DN SME
  • Sáng Lập Websieutoc.Vn - Thiết Kế Website Chuẩn Ma Trận Bao Vây
  • Sáng Lập Quảng Cáo Siêu Tốc Academy - Học Viện Marketing Online
  • Sáng Lập Giải Pháp Marketing "Ma Trận Bao Vây" - Giải Pháp Marketing Tổng Lực
Banner đăng ký tư vấn mobile
Bạn sẽ nhận được cuộc gọi tư vấn trong 24 giờ
Hotline: 0901 349 349