Chức năng phòng marketing: Nhiệm vụ bộ phận marketing trong công ty

By Võ Tuấn Hải - Lượt xem : 41148
Ngày đăng: / Ngày cập nhật:

Thương trường ngày càng khốc liệt với đa dạng sản phẩm & dịch vụ cho khách hàng tha hồ lựa chọn! Thật khó để có được khách hàng trung thành. Do đó, công ty phải đầu tư thật tốt vào bộ phận Marketing, để tiếp thị sản phẩm đến và duy trì nhận thức lâu dài trong công chúng. Phòng Marketing là cực kỳ quan trọng. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về chức năng nhiệm vụ của phòng Marketing, từ đó hiểu hơn về cách mang sản phẩm và thương hiệu công ty đên gần người tiêu dùng. Xem thêm dịch vụ Phòng Marketing Thuê Ngoài HCM nếu doanh nghiệp cần hỗ trợ marketing toàn diện.

Banner chức năng nhiệm vụ của phòng Marketing

PHÒNG MARKETING LÀM GÌ?

Trước khi tìm hiểu chức năng nhiệm vụ phòng Marketing, cùng Quảng Cáo Siêu Tốc trả lời những câu hỏi nhỏ sau đây để hiểu hơn về Marketing trong công ty:

1. Marketing là gì?

Marketing hay còn gọi là tiếp thị, là hành động kết nối sản phẩm/dịch vụ/thương hiệu với người tiêu dùng. Mục đích Marketing là để tối ưu sản phẩm/dịch vụ/thương hiệu trong mắt khách hàng, thu hút khách hàng đến với doanh nghiệp và tìm cách giữ chân họ trở thành khách hàng trung thành công ty mình.

DỊCH VỤ LIÊN QUAN

1. Dịch vụ marketing tổng thể chuyên nghiệp

2. Dịch vụ tư vấn marketing hiệu quả nhất 

3Dịch vụ content marketing

4tư vấn chiến lược marketing online

5Dịch vụ setup phòng marketing online

Phòng Marketing

2. Nhân viên Marketing – Marketer là gì?

Nhân viên Marketing trước hết là những người làm trong ngành Marketing, chi tiết hơn thì nhân viên Marketing là thành viên trong bộ phận Marketing công ty, là những cá nhân nhỏ không thể thiếu để xây dựng nên phòng Marketing và sau đó cũng chính là người thực hiện nhiệm vụ mà bộ phận Marketing đề ra. 

Nhân viên Marketing là những cá thể trong một bộ máy lớn, marketer sẽ liên kết với nhau hỗ trợ hoạt động Marketing công ty diễn ra trơn tru nhất có thể.

Marketer giỏi là những người:

  • Nhạy cảm với xu hướng: Họ hòa mình vào khách hàng và giỏi nắm bắt xu hướng sở thích hay thay đổi  người tiêu dùng. Họ tận dụng tâm lý đó và áp dụng nó để xây dựng & phát triển nên những chiến lược tiếp thị sản phẩm & tăng nhận diện thương hiệu cực kỳ mới mẻ cùng thu hút. Những ý tưởng thời thượng ấy chính là sức hút mạnh mẽ gắn chặt khách hàng với doanh nghiệp.

  • • Có kỹ năng truyền tải thông điệp: Trong công ty, Marketer phải biết truyền tải những ý tưởng đến đồng nghiệp một cách dễ hiểu nhất, nhờ vậy làm tăng khả năng ý tưởng được thông qua. Một khi mọi người hiểu rõ được thông điệp, họ sẽ cũng nhau đóng góp và khai thác ý tưởng đó sâu hơn, cùng phát triển ý tưởng đó chi tiết và hiệu quả hơn. Trong công việc, một phòng Marketing có nhiều người giỏi truyền tải thông điệp, sẽ tạo nên được những ý tưởng có sức lan tỏa lớn. Thông điệp dễ hiểu chính là thông điệp mạnh mẽ nhất.

  • • Logic và sáng tạo: Marketing yêu cầu tính logic để phân tích được thị trường và xu hướng khách hàng. Nhân viên kinh doanh cần phải sáng tạo để viết nên những ý tưởng đột phá. Cả hai yếu tố đều rất quan trọng đối với một Marketer.

4. Phòng Marketing làm gì?

Phòng Marketing là một hệ thống tổng thể thực hiện hoạch định, định giá, thúc đẩy và phân phối sản phẩm/dịch vụ đến người tiêu dùng. Phòng Marketing sẽ tiếp thị sản phẩm và thu hút khách hàng đến với công ty nhằm mục đích tối ưu hóa lợi nhuận thu được.  

Phòng Marketing chính là cầu nối giữ công ty với khách hàng, giữa sản phẩm với người mua, là phẩn hoạt động không thể thiếu gắn kết sản xuất với tiêu dùng.

Do đó, Marketing chính là một trong những yếu tố quan trọng xác định sự thành công  doanh nghiệp.

 

Chức năng của phong Marketing

PHÂN BIỆT PHÒNG KINH DOANH VÀ PHÒNG MARKETING

Hai bộ phận này đều đóng vai trò quan trọng kết nối sản phẩm và khách hàng. Do đó, từ trước đến nay luôn có sự nhầm lẫn phổ biến rằng hai bộ phận này là một.

Hãy cùng Quảng Cáo Siêu Tốc phân biệt 2 bộ phận Marketing và kinh doanh như sau:

  • • Tuy cùng chức năng giải quyết phần đầu ra sản phẩm, song phòng Kinh doanh thì tiếp cận trực tiếp với khách hàng, tương tác trao đổi, tư vấn và chăm sóc khách hàng. Trong khi đó phòng Marketing không hề gặp mặt trực tiếp khách để bán hàng, thay vào đó, họ sẽ thông qua phương tiện online và offline để truyền tải sản phẩm đến người dùng.

  • • Phòng kinh doanh chuyên về “đẩy” còn Marketing chuyển về “hút”: Marketing là để thu hút khách hàng đến với doanh nghiêp. Lúc khách hàng đã có định hướng mua sản phẩm, chỉ cần lực “đẩy” hợp lý từ đội kinh doanh là có thể bán được sản phẩm rồi.

  • • Kinh doanh thiên về giao tiếp và thuyết phục. Marketing thiên về Logic và sáng tạo. Hai bộ phần này tuy khác nhau nhưng luôn song song đồng hành, hợp tác cùng phát triển.

Những công ty nhỏ chưa có nhiều nhân lực thường gộp hai bộ phận này làm một, dù sao thì chức năng nhiệm vụ quan trọng nhất vẫn là phục vụ sản phẩm đến khách hàng.

Chức năng của phòng Marketing

CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ PHÒNG MARKETING

Chức năng nhiệm vụ phòng marketing được Quảng Cáo Siêu Tốc mô tả chi tiết sau:

1. Xây dựng và phát triển thương hiệu

Xây dựng và phát triển thương hiệu công ty là nhiệm vụ quan trọng trong Marketing doanh nghiệp. Khi Marketing trong thời gian dài, cần lưu ý thống nhất về hình tượng doanh nghiệp muốn quảng bá. Hình ảnh thương hiệu phải thật sự nhất quán thì thông điệp mới truyền tải sâu đậm đến ý thức khách hàng, nhờ đó, nâng cao nhận thức thương hiệu và tăng sự tín nhiệm trong lòng khách hàng.

Nhiệm vụ bộ phận Marketing trong xây dựng và phát triển thương hiệu là:

  • • Thiết lập và quản lý hệ thống dịch vụ khách hàng chuyên nghiệp.

  • • Xây dựng kế hoạch hậu mãi và bảo hành sản phẩm cho doanh nghiệp.

  • • Thường xuyên tài trợ cho hoạt động xã hội nhằm nâng cao hình ảnh thương hiệu.

  • • Đăng ký chương trình liên quan đến kiểm định, đánh giá chất lượng sản phẩm.

Chức năng nhiệm vụ phòng Marketing này sẽ giúp doanh nghiệp tạo được dấu ấn trên thị trường.

Chức năng của phòng Marketing trong công ty

2. Nghiên cứu và dự báo thị trường

Để dự báo được tiềm năng thị trường cho chiến dịch tiếp thị mới, phòng Marketing cần phải thu nhập thông tin về nhu cầu thị trường lúc bấy giờ, sức tiêu thụ sản phẩm, hướng mua hàng trong tương lai,...từ đó mới xác định được phạm vi thị trường và tận dụng tốt cơ hội tiềm năng.

Chức năng Nhiệm vụ phòng Marketing trong nghiên cứu và dự báo thị trường là:

  • • Thiết lập hệ thống tổng hợp thông tin về giá cả, nhu cầu thị trường, sản phẩm và đối thủ cạnh tranh.

  • • Nghiên cứu và phân tích thông tin thu được ở trên, dựa vào kết luận thu được để lên có ý tưởng xây dựng và phát triến sản phẩm mới hiệu quả.

  • • Đề xuất nội dung sản phẩm mới, hướng thiết kế nhãn hiệu, bao bì sản phẩm.

  • • Nghiên cứu để xây dựng chiến lược tiếp cận thị trường mới phù hợp với mục tiêu doanh nghiệp.

Chức năng phòng Marketing trong công ty về nghiên cứu và dự báo thị trường là vô cùng quan trọng, hiểu rõ về xu hướng và nhu cầu khách hàng là chìa khóa để xây dựng được chiến lược Marketing hiệu quả.

3. Triển khai chương trình phát triển sản phẩm mới

Theo Philip Kotler và Gary Armstrong, quá trình phát triển sản phẩm mới đều nên trải qua 8 giai đoạn sau:

  • • Nêu ra những ý tưởng cho sản phẩm mới.

  • • Sàng lọc để chọn ra ý tưởng hợp lý nhất.

  • • Phát triển và thử nghiệm mô hình sản phẩm.

  • • Dự tính lợi nhuận có thể đạt được.

  • • Phát triển chiến lược Marketing cho sản phẩm mới.

  • • Phát triển sản phẩm.

  • • Đưa sản phẩm ra thử nghiệm thị trường.

  • • Bán sản phẩm.

Sau khi xác định mô hinh sản phẩm, công ty sẽ tiếp tục phát triển chiến lược Marketing như sau:

• Xác định thị trường mục tiêu: Khách hàng là ai? Đặc điểm về vị trí, tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp, thu nhập,...

• Thiêt lập kế hoạch Marketing Mix theo mô hình 4P: Sản phẩm, giá cả, phân phối, xúc tiến.

• Thiết lập kế hoạch bán hàng đặt mục tiêu doanh số và lợi nhuận dài hạn cho doanh nghiệp.

Bằng việc phân tích mức độ hài lòng thị trường đối với sản phẩm lúc bấy giờ, bộ phận Marketing sẽ đề xuất kế hoạch nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới. Đồng thời cải tiến, hoàn thiện sản phẩm hiện có để phù hợp nhất với thị hiếu người tiêu dùng.

4. Khôn khéo nhắm phân khúc thị trường và định vị thương hiệu

Thị trường rất rộng lớn và mỗi khách hàng lại có những sở thích khác nhau, phân khúc thị trường chia khách hàng ra thành nhiều nhóm, với thành viên trong mỗi nhóm đều có sự tương đồng nhất định.

Ví dụ: Ngành thời trang thường chú ý phân khúc theo độ tuổi: Dưới 14 tuổi: Thời trang cho trẻ em; 14-18 tuổi: Thời trang teen; 18-40 tuổi: Thời trang thiếu nữ; 40–60 tuổi: Thời trang trung niên; 60 tuổi trở lên: Thời trang người cao tuổi,...  

chức năng nhiệm vụ phòng marketing

Phân tích sản phẩm theo phân khúc thị trường giúp khai thác sâu hơn về nhu cầu tiềm ẩn nhóm khách hàng, tận dụng điều đó ta có thể bán được sản phẩm trong phạm vị rộng hơn và tăng nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp.

Ví dụ: Bánh ngọt chỉ dành cho trẻ nhỏ, tuy nhiên nếu chỉ giữ suy nghĩ đó thì công ty không thể phát triển được. Đào sâu tìm hiểu về phân khúc khác, công ty nhận thấy độ tuổi lớn hơn vẫn thích ăn bánh, một ví dụ như: Giới tính nữ trên 30 tuổi thích ăn bánh ít ngọt và có vị thanh nhẹ, thường ăn kèm với nước trà trong những buổi tiệc nhẹ cùng bạn bè, thích ăn bánh để nhâm nhi hơn là ăn để no. Công ty ghi nhận thông tin và phát triển sản phẩm mới để nhắm đến phân khúc này.

Hơn thế nữa, tiếp thị đúng sản phẩm đến đúng nhu cầu từng phân khúc, chính là chiến lược thông minh nâng cao định vị thương hiệu trong lòng khách hàng.

5. Phát triển sản phẩm mới

Xu hướng tiêu dùng thay đổi liên tục, doanh nghiệp muốn phát triển phải đuổi kịp và sẵn sàng dẫn đầu xu hướng đó. Cho ra đời dòng sản phẩm mới đúng lúc, chính là tiếng nói doanh nghiệp khẳng định sự làm chủ & không ngại cạnh tranh trong thương trường khốc liệt hiện nay.

Song song đó, rủi ro khi ra đời sản phẩm mới là không nhỏ, do đó cần chức năng phòng Marketing thực hiện nhiệm vụ giúp xúc tiến sản phẩm mới thành công, tối ưu ngân sách quảng cáo và giảm thiểu thất bại.

chức năng phòng marketing

6. Tham mưu cho Ban Giám đốc về chiến lược Marketing thương hiệu và sản phẩm

Mọi hoạt động Marketing lớn, bao gồm việc ra đời sản phẩm mới, trước khi tiến ra thương trường đều cần sự đồng thuận từ người đứng đầu công ty: Ban Giám đốc.

Chức năng nhiệm vụ phòng Marketing là trình bày chiến lược Marketing thương hiệu & sản phẩm cho Ban giám đốc. Bao gồm vấn đề về phát triển thương hiệu, chăm sóc kênh phân phối, ra đời sản phẩm mới, nhắm khách hàng mục tiêu,...

7. Xây dựng & tiến hành chiến lược marketing cho sản phẩm mới

Xây dựng chiến thuật Marketing hoàn chỉnh là doanh nghiệp đang tạo dựng con đường đến thành công một cách bền vững và chắc chắn.

Nếu chỉ có sản phẩm tốt mà không có người mua thì hoàn toàn phí công vô ích. Chiến dịch Marketing nói một cách ví von là ta mang sản phẩm đến trước mặt khách hàng, thu hút những người đang có nhu cầu & cho họ thấy những lợi ích khi sử dụng dịch vụ/sản phẩm chúng ta. Nhờ vậy ta bán được sản phẩm và thu về lợi nhuận.

Xây dựng chiến lược Marketing chính là một trong những chức năng nhiệm vụ chủ chốt & không thể thiếu phòng Marketing. 

nhiệm vụ của bộ phận marketing

8. Xây dựng quan hệ tốt với Báo chí & Truyền thông

Khi công ty vừa thành lập và trên đà phát triển, báo chí & truyền thông chính là phương tiện, là công cụ mạnh mẽ để đưa doanh nghiệp đến với khách hàng. Lúc này, tạo được quan hệ tốt với họ sẽ giúp doanh nghiệp tăng trưởng nhanh chóng.

Khi công ty gặp khủng hoảng về sản phẩm và bị người tiêu dùng bàn tán, phòng Marketing cần khôn khéo liên hệ Báo chí & truyền thông để ổn thỏa vấn đề, không để đề tài đi quá xa và khuếch tán khắp mặt trận. Lúc này họ chính là người bảo vệ to lớn giúp ngăn cản những ảnh hưởng xấu đến doanh nghiệp.

Giới truyền thông và báo chí luôn là đổi tác đắc lực cho sự thịnh vượng doanh nghiệp. Xây dưng và duy trì quan hệ tốt đẹp với bên báo chí & truyền thông, chính là nước đi thông mình để phát triển và bảo vệ doanh nghiệp.

9. Điều hành quản lý đào tạo nhân viên Marketing

Ngoài thực hiện một số công việc liên quan đến marketing cho toàn bộ công ty, phòng marketing có nhiệm vụ liên quan đến điều hành công việc nhân việc trong bộ phận mình, bao gồm các đầu việc:

  • • Lên kế hoạch động, phân công và giao việc cho nhân việc bộ phận.

  • • Kế hoạch kiểm tra, giám sát việc thực hiện công việc nhân viên.

  • • Xem xét, đánh giá và ra quyết định khen thưởng, kỷ luật, xét tăng lương hoặc thăng chức theo đúng quy định công ty.

  • • Thực hiện điều động và điều hành nhân sự trong trong từng bộ phận. 

KẾT LUẬN

Có sự khác nhau ít nhiều về chức năng nhiệm vụ phòng Marketing ở mỗi công ty, do đặc trưng sản phẩm và quy mô nơi là không giống nhau.

Phòng Marketing vô cùng quan trọng giúp tăng lợi nhuận kinh doanh cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp chú trọng đầu tư phòng Marketing mới có thể phát triển mạnh mẽ để nắm bắt thành công trong tương lai.

Hy vọng bài viết đã giúp bạn định hình tốt nhất về chức năng nhiệm vụ phòng Marketing nhé!

BÀI VIẾT KHÁC

1. Cách marketing online hiệu quả 

2. Mô tả công việc marketing online

3. Phòng marketing gồm những bộ phận nào

4. Trưởng phòng marketing làm gì

5. Tìm hiểu về  marketing kpi

6. Marketing assistant là gì?

7. Danh sách công ty Marketing tốt nhất

8. Content house

9. Kế hoạch marketing mẫu từ A-Z

10. Sơ đồ tổ chức phòng marketing hiệu quả

11. Tìm hiểu phòng marketing thuê ngoài là gì?

12. Tìm hiểu Định vị là gì?

13. Lập kế hoạch marketing online chuyên nghiệp

14. Các vị trí trong phòng marketing

CEO & Founder VÕ TUẤN HẢI
CEO & Founder VÕ TUẤN HẢI

Hơn 15 năm chuyên tâm với nghiệp Digital Marketing

  • PHÓ THỦ TƯỚNG  Đến Tận Nhà Thăm Mô Hình Làm Marketing 21/8/2014
  • CEO & Founder DMV INTERNATIONAL Co.LTD
  • Sáng Lập Quangcaosieutoc.Com - Top 1 Agency Digital Marketing Cho DN SME
  • Sáng Lập Websieutoc.Vn - Thiết Kế Website Chuẩn Ma Trận Bao Vây
  • Sáng Lập Quảng Cáo Siêu Tốc Academy - Học Viện Marketing Online
  • Sáng Lập Giải Pháp Marketing "Ma Trận Bao Vây" - Giải Pháp Marketing Tổng Lực
Banner đăng ký tư vấn mobile
Bạn sẽ nhận được cuộc gọi tư vấn trong 24 giờ
Hotline: 0901 349 349