Top 28+ KPI Marketing đo lường hiệu quả QUAN TRỌNG 2024

Tác giả: Võ Tuấn Hải - Kiểm duyệt: Võ Tuấn Hải - Lượt xem : 25306
Ngày đăng: / Ngày cập nhật:

KPI marketing là gì? Đây là các chỉ số đo lường hiệu quả marketing. Giúp doanh nghiệp, các nhà quản lý và nhân viên tiếp thị có thể đo lường và đánh giá hiệu suất công việc một cách cụ thể. Hãy cùng Quảng Cáo Siêu Tốc tham khảo ngay 28+ KPI phổ biến và quan trọng trong digital marketing và marketing truyền thống nhé!

Các KPI marketing quan trọng phổ biến

KPI LÀ GÌ?

KPI là viết tắt của cụm từ Key Performance Indicator, nghĩa là chỉ số đánh giá hiệu quả công việc. KPI là những thước đo định lượng được sử dụng để đánh giá mức độ hoàn thành mục tiêu của một cá nhân, nhóm hoặc tổ chức. KPI được thể hiện qua các số liệu, tỷ lệ, chỉ tiêu cụ thể, phản ánh hiệu quả hoạt động của các tổ chức hoặc bộ phận chức năng hay cá nhân.

KPI là gì?

CÁC CHỈ SỐ KPI TRONG DIGITAL MARKETING

Một số KPI cho nhân viên digital marketing trong tiếp thị kỹ thuật số gồm:

1. KPI của Website và SEO

Lượng truy cập tự nhiên (Organic Traffic)

Là số lượng người dùng truy cập vào trang web của bạn thông qua các kết quả tìm kiếm tự nhiên trên các công cụ tìm kiếm như Google, Bing, Yahoo, v.v. mà không cần phải trả phí quảng cáo. Lượng truy cập tự nhiên được đánh giá là nguồn truy cập chất lượng cao và mang lại hiệu quả lâu dài cho website vì những người truy cập này chủ động tìm kiếm thông tin mà họ quan tâm và có khả năng cao trở thành khách hàng tiềm năng.

Cách đo lường:

Bạn có thể sử dụng Google Analytics để đo lường lưu lượng truy cập tự nhiên, đây là một công cụ miễn phí và phổ biến nhất. do chính Google phát hành. Mang đến khả năng đo lường chi tiết và chính xác. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng thêm một số công cụ SEO khác như Ahrefs, SEMrush và Moz.

Cách tăng lượng truy cập tự nhiên:

  • • Tạo nội dung chất lượng cao: Nội dung là yếu tố quan trọng nhất thu hút người dùng truy cập vào website của bạn. Hãy đảm bảo nội dung của bạn hữu ích, độc đáo và cung cấp giá trị cho người đọc.

  • • Tối ưu hóa SEO: Tối ưu hóa website của bạn cho các công cụ tìm kiếm bằng cách sử dụng các từ khóa relevant trong tiêu đề, meta description, nội dung trang và các yếu tố khác.

  • • Xây dựng backlink: Backlink là những liên kết từ các website khác trỏ về website của bạn. Việc xây dựng backlink chất lượng cao có thể giúp tăng thứ hạng website của bạn trên các công cụ tìm kiếm.

  • • Tiếp thị mạng xã hội: Chia sẻ nội dung của bạn trên các mạng xã hội và tương tác với người dùng để thu hút họ truy cập vào website của bạn.

  • • Tiếp thị qua email: Thu thập địa chỉ email của người dùng và gửi email cho họ về nội dung mới, ưu đãi và các thông tin khác để giữ chân họ và thu hút họ truy cập lại website của bạn.

Tỷ lệ chuyển đổi (Conversion Rate)

Là chỉ số đo lường tỷ lệ người dùng thực hiện hành động mong muốn trên một trang web, ứng dụng hoặc trong một chiến dịch marketing. Hành động này có thể là mua hàng, đăng ký nhận bản tin, tải xuống tài liệu,...

Cách cải thiện tỷ lệ chuyển đổi: 

  • • Tạo nội dung hấp dẫn và có liên quan.

  • • Thiết kế giao diện người dùng (UI) và trải nghiệm người dùng (UX) tốt.

  • • Kêu gọi hành động CTA rõ ràng.

  • • Tối ưu hóa website cho thiết bị di động.

  • • Testing A/B.

Cách tính KPI cho marketing về tỷ lệ chuyển đổi:

Với tỷ lệ chuyển đổi, Google Analytics là công cụ phổ biến và tốt nhất để đo lường. Ngoài ra, bạn cũng có thể tính toán thủ công bằng công thức:

Tỷ lệ chuyển đổi = (Số lượng người thực hiện hành động mong muốn / Số lượng người truy cập) x 100

Tỷ lệ chuyển đổi (conversion rate)

Thứ hạng từ khóa (Keyword Rankings)

Là vị trí mà một trang web hoặc trang web cụ thể xuất hiện trong kết quả tìm kiếm của các công cụ tìm kiếm như Google, Bing, Yahoo, v.v. khi người dùng search một từ khóa hoặc cụm từ cụ thể. Vị trí thứ hạng từ khóa càng cao, trang web của bạn càng có nhiều khả năng được người dùng nhìn thấy và truy cập.

Cách kiểm tra thứ hạng từ khóa:

Để check thứ hạng từ khóa, bạn có thể search thủ công keyword của mình trên công cụ tìm kiếm để xem website của bạn xuất hiện ở vị trí thứ mấy. Để tiết kiệm thời gian hoặc kiểm tra hàng loạt từ khóa, các loại tool chuyên dụng như: Google Search Console, SEMrush, Ahrefs, KWFinder, Moz Pro, SerpWatcher…

Làm sao để cải thiện thứ hạng từ khóa?

  • • Tạo nội dung chất lượng cao, đúng intent người dùng.

  • • Xây dựng hệ thống backlink có liên quan đến chủ đề web.

  • • Tối ưu kỹ thuật SEO.

  • • Xây dựng độ uy tín cho trang web.

Tỷ lệ click-through (Click-Through Rate - CTR)

Là chỉ số đo lường tần suất người dùng nhấp vào một liên kết, quảng cáo hoặc kết quả tìm kiếm so với tổng số lần hiển thị của liên kết đó. Nói cách khác, CTR cho biết mức độ hiệu quả của một nội dung thu hút người dùng tương tác bằng cách nhấp vào.

Cách tính tỷ lệ nhấp:

Đo lường bằng các công cụ phân tích website như: GG Analytics, Matomo (Piwik)... Công cụ quản lý quảng cáo như: Google Ads, Facebook Ads,... Công cụ theo dõi liên kết: Bitly, Rebrandly, ClickMeter,... Hoặc dùng công thức sau:

CTR = (Số lần nhấp chuột / Số lần hiển thị) x 100%

Cách tối ưu tỷ lệ nhấp:

  • • Tạo tiêu đề hấp dẫn, xúc tích, mô tả được nội dung bên trong.

  • • Kêu gọi hành động (CTA) cụ thể như “mua ngay”, “tìm hiểu thêm”, “đăng ký”...

  • • Tối ưu hóa hiển thị trên đa thiết bị.

  • • Thường xuyên theo dõi và phân tích dữ liệu để có hướng tối ưu kịp thời.

Tỷ lệ thoát trang (Bounce Rate)

Là chỉ số đo lường tỷ lệ người dùng truy cập vào một trang web và sau đó rời đi mà không thực hiện bất kỳ hành động nào khác, ví dụ như click chuột vào liên kết khác, điền form, mua hàng,... Tỷ lệ thoát trang cao cho thấy trang web của bạn có thể không thu hút người dùng hoặc có vấn đề về thiết kế, nội dung hoặc trải nghiệm người dùng.

Mức độ tỷ lệ thoát trang chấp nhận được phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại website, ngành nghề kinh doanh và mục tiêu marketing. Tuy nhiên, nhìn chung, tỷ lệ thoát trang dưới 50% được coi là tốt.

Cách đo lường:

Sử dụng các công cụ như Google Analytics, Adobe Analytics, Matomo, Crazy Egg, Hotjar… Hoặc sử dụng mã theo dõi tùy chỉnh bằng cách thêm mã javaScript dành riêng vào phần đầu website của mình.

Cách giảm Bounce rate:

  • • Tạo nội dung chất lượng cao và có liên quan.

  • • Tối ưu UI UX.

  • • Tối ưu hóa tốc độ tải trang.

  • • Sử dụng CTA.

  • • Xây dựng liên kết nội dung (internal link).

DỊCH VỤ MARKETING LIÊN QUAN

1. Tư vấn dịch vụ marketing tổng thể chuyên nghiệp

2. Tham khảo dịch vụ tư vấn marketing uy tin

3. Dịch vụ viết bài chuẩn SEO THU HÚT

4. Dịch vụ setup phòng marketing hiệu quả

5. Dịch vụ phòng marketing thuê ngoài trọn gói 

Tỷ lệ thoát trang (Bounce rate)

Time on site (thời gian trên site)

Là chỉ số cho biết tổng thời gian mà một người dùng dành để tương tác với tất cả các trang web trong một phiên truy cập. Nói cách khác, đây là khoảng thời gian từ khi người dùng mở trang đầu tiên cho đến khi thoát hoặc tắt trình duyệt.

Phương pháp đo lường:

Sử dụng các công cụ hoặc add mã theo dõi JavaScript như chỉ số tỷ lệ thoát trang.

Cách tăng Time on site:

Để tăng thời gian của người dùng trên site, bạn có thể sử dụng những cách giảm tỷ lệ thoát mà Quảng Cáo Siêu Tốc đã chia sẻ phía trên. Khi cải thiện các yếu tố trên web để giảm Bounce rate, time on site sẽ tự nhiên tăng lên, làm tăng độ uy tín và hiệu suất web.

Domain Authority

Domain Authority hay Là KPI được phát triển bởi công ty Moz để dự đoán khả năng xếp hạng của một trang web trên trang kết quả tìm kiếm (SERPs). Với thang điểm từ 1-100, DA cho biết mức độ uy tín của một tên miền trong mắt Google, có khả năng ảnh hưởng đến thứ hạng website trong top tìm kiếm của người dùng.

Cách tính điểm DA:

Một số tool tính điểm DA phổ biến gồm: Moz Pro, Ahrefs, SEMrush, Ubersuggest, KWFinder, Majestic, CognitiveSEO, LinkResearchTools,...

Tối ưu điểm DA:

  • • Build hệ thống backlink đảm bảo cả số lượng và chất lượng.

  • • Tạo nội dung có giá trị, cung cấp đầy đủ thông tin cho người dùng, đã được tối ưu SEO.

  • • Đảm bảo website hoạt động ổn định và ít lỗi kỹ thuật.

  • • Tối ưu hóa SEO onpage.

2. KPI trong Email Marketing

Tỷ lệ mở email (Open Rate)

Tỷ lệ mở email (Open Rate) là một chỉ số quan trọng trong tiếp thị qua email, đo lường tỷ lệ phần trăm số email được mở so với tổng số email được gửi đi thành công. Nó là một trong những yếu tố chính để đánh giá hiệu quả của chiến dịch email marketing và mức độ tương tác của người nhận với email.

Đo lường open rate như thế nào? 

  • • Dùng các công cụ email marketing có tính năng theo dõi tỷ lệ mở như: MailChimp, ActiveCampaign, ConvertKit, AWeber, GetResponse…

  • • Mã theo dõi: Nhúng một đoạn mã HTML email trước khi gửi đi, khi người nhận mở email, mã theo dõi sẽ được kích hoạt và gửi dữ liệu đến máy chủ của bạn.

  • • Hình ảnh pixel theo dõi: Là một hình ảnh nhỏ, không nhìn thấy được bằng mắt thường được cài vào email, khi email được mở, ảnh pixel sẽ được tải xuống và gửi dữ liệu về cho bạn.

Cách cải thiện tỷ lệ mở:

  • • Cá nhân hóa tiêu đề, sử dụng ngôn từ mạnh mẽ và xúc tích, tạo cảm giác khẩn cấp hoặc khan hiếm, sử dụng số liệu.

  • • Chia danh sách email thành các phân khúc nhỏ dựa trên sở thích, nhân khẩu học hoặc hành vi để tạo email phù hợp với nhu cầu của từng nhóm.

  • • Sử dụng hình ảnh và video để nội dung email hấp dẫn và thu hút hơn.

  • • Cho người nhận biết chính xác bạn muốn họ làm gì sau khi đọc email, chẳng hạn như truy cập trang web, nhấn vào liên kết hoặc mua sản phẩm.

Tỷ lệ mở email (Open Rate)

Tỷ lệ click vào liên kết trong email (Click-Through Rate - CTR)

Thể hiện tỷ lệ phần trăm người nhận đã click vào ít nhất một liên kết trong email cụ thể. Nó được tính toán bằng cách chia số lượng click vào liên kết cho số lượng email đã mở.

Để cải thiện CTR, nội dung email cần được xây dựng hấp dẫn và cá nhân hóa, thiết kế email tập trung vào một CTA duy nhất,...

Để theo dõi và đo lường CTR, một số công cụ hữu ích mà bạn không thể bỏ qua gồm: Bitly, TinyURL, Rebrandly, MailChimp, ActiveCampaign, ConvertKit, AWeber, GetResponse…

Tỷ lệ hủy đăng ký (Unsubscribe Rate)

Thể hiện tỷ lệ phần trăm người nhận đã hủy đăng ký nhận email từ bạn sau khi mở một email cụ thể. Nó được tính toán bằng cách chia số lượng người hủy đăng ký cho số lượng email đã mở.

Giải pháp giảm tỷ lệ hủy đăng ký

  • • Cung cấp nội dung email có giá trị, liên quan đến đối tượng mục tiêu của bạn.

  • • Tăng tần suất gửi email nhưng không quá thường xuyên để tránh người nhận cảm thấy bị làm phiền.

  • • Cho phép người nhận dễ dàng hủy đăng ký. Tuy nghe có vẻ phản tác dụng nhưng điều này giúp người nhận cảm thấy thoải mái, được tôn trọng, có thể hủy đăng ký bất cứ lúc nào nên họ sẽ không ngay lập tức bỏ theo dõi email của bạn.

3. KPI trong Social Media

Số lượng người theo dõi (Followers)

Thể hiện số lượng người dùng đã chọn theo dõi một tài khoản cụ thể, chẳng hạn như trang cá nhân, fanpage, kênh Youtube. Followers cho thấy tài khoản đó có nhiều người quan tâm, uy tín, nội dung được đăng tải có giá trị. Từ đó tăng cơ hội bán hàng cho doanh nghiệp.

Cách tăng lượng người theo dõi:

  • • Đăng tải nội dung hấp dẫn, đáp ứng intent người dùng, văn phong thu hút, hình ảnh đẹp mắt, ấn tượng.

  • • Thường xuyên tương tác với người theo dõi, trả lời bình luận, tin nhắn và tham gia vào các cuộc thảo luận.

  • • Sử dụng hashtag phù hợp để người dùng dễ dàng tìm thấy bài viết của bạn.

  • • Chạy quảng cáo để tăng tỷ lệ tiếp cận người dùng hiệu quả.

Số lượng người theo dõi (Followers)

Tỷ lệ tương tác (Engagement Rate)

Thể hiện mức độ tương tác của người dùng với nội dung được đăng tải trên một tài khoản cụ thể. Tỷ lệ tương tác được tính toán bằng cách chia tổng số lượt tương tác (bao gồm lượt thích, bình luận, chia sẻ, lưu, v.v.) cho tổng số lượt hiển thị (impressions) của bài đăng. Bài viết có Engagement Rate càng cao càng cho thấy content của page hữu ích và độ uy tín cao.

Để theo dõi Engagement Rate, bạn có thể sử dụng công cụ phân tích được tích hợp sẵn trong những nền tảng đang sử dụng, nó cực kỳ chính xác và cho ra những chỉ số cụ thể, chi tiết.

Cách tăng tỷ lệ tương tác:

  • • Hiểu rõ đối tượng mục tiêu để mang đến những bài post phù hợp hơn.

  • • Tích cực tương tác với khách hàng.

  • • Xây dựng hồ sơ cá nhân uy tín.

  • • Thể hiện nội dung bằng nhiều phương thức khác nhau: bài cung cấp thông tin, tạo cuộc thảo luận, hình ảnh và video, mini game và give away,...

Số lượt chia sẻ (Shares)

Cho thấy số lần nội dung được đăng tải trên một tài khoản cụ thể được chia sẻ bởi người dùng khác. Chỉ số này giúp đánh giá mức độ lan truyền và phổ biến của nội dung, cũng như mức độ tương tác của khán giả với nội dung đó.

Cách tăng lượt share:

  • • Tham gia vào các cộng đồng trực tuyến có liên quan đến lĩnh vực của bạn để content của bạn tiếp cận nhiều đối tượng hơn.

  • • Content hoặc phải sáng tạo hoặc hài hước hoặc thông tin hữu ích và mới mẻ.

  • • Khuyến khích chia sẻ bằng CTA, mini game, quà tặng, khuyến mãi…

Chi phí mỗi lần click (Cost Per Click - CPC)

Cho biết số tiền mà nhà quảng cáo phải trả mỗi khi có người dùng nhấp chuột vào quảng cáo của họ. CPC là một trong những mô hình thanh toán phổ biến trong quảng cáo trực tuyến, đặc biệt trên các nền tảng như Google Ads, Facebook Ads, và Bing Ads.

Để theo dõi CPC, bạn có thể xem trực tiếp trong giao diện quản lý chiến dịch của  chính các nền tảng quảng cáo đó.

Các yếu tố ảnh hưởng đến CPC:

  • • Chất lượng quảng cáo: Quảng cáo hấp dẫn và liên quan thường có CPC thấp hơn vì các nền tảng chạy ads thưởng cho nội dung chất lượng cao.

  • • Độ cạnh tranh từ khóa: Các từ khóa phổ biến và có tính cạnh tranh cao thường có CPC cao hơn.

  • • Điểm chất lượng (Quality Score): Trong Google Ads, điểm chất lượng của từ khóa và quảng cáo có ảnh hưởng lớn đến CPC. Điểm chất lượng cao thường dẫn đến CPC thấp hơn.

  • • Ngành và lĩnh vực: Các ngành có tính cạnh tranh cao, như bảo hiểm, tài chính, hoặc công nghệ, thường có CPC cao hơn.

  • • Mục tiêu địa lý: CPC có thể khác nhau tùy thuộc vào khu vực địa lý mà quảng cáo nhắm tới.

Chi phí mỗi lần click (Cost Per Click - CPC)

Chi phí mỗi lần chuyển đổi (Cost Per Conversion)

Đo lường số tiền trung bình mà nhà quảng cáo phải trả để đạt được một chuyển đổi cụ thể. Chuyển đổi có thể là bất kỳ hành động nào mà nhà quảng cáo coi là có giá trị, chẳng hạn như một lần mua hàng, một lần đăng ký, một lần tải xuống ứng dụng, hoặc bất kỳ mục tiêu cụ thể nào khác được xác định trước.

Cách đo lường và theo dõi chi phí mỗi lần chuyển đổi:

  • • Google Ads: Xem tại phần “Campaigns”, tìm cột “Cost/Conv”

  • • Facebook Ads: Trong Facebook Ads Manager, chọn chiến dịch và xem cột “Cost per Result”.

  • • Google Analytics: Tích hợp với Google Ads để theo dõi chuyển đổi và tính toán Cost Per Conversion tự động.

Làm thế nào để tối ưu Cost Per Conversion?

  • • Cải thiện chất lượng quảng cáo: Tiêu đề ấn tượng, xúc tích, hình ảnh, video đẹp mắt…

  • • Tối ưu trang đích: Tăng tốc độ tải trang, dễ điều hướng và tương thích với các thiết bị di động, đảm bảo nội dung trên trang đích liên quan trực tiếp đến quảng cáo và cung cấp giá trị cho người dùng, đặt các nút CTA ở vị trí dễ thấy và hướng dẫn người dùng thực hiện hành động mong muốn.

  • • Tối ưu từ khóa và đối tượng khách hàng: Chọn từ khóa phù hợp, loại bỏ các từ khóa không liên quan, tạo các chiến dịch nhắm đến các phân đoạn cụ thể của khách hàng để tăng tính chính xác và hiệu quả.

  • • Điều chỉnh giá thầu: Sử dụng chiến lược giá thầu tự động hoặc điều chỉnh giá thầu theo thời gian và vị trí, tăng giá thầu vào thời điểm và khu vực mà người dùng có khả năng chuyển đổi cao hơn.

Lợi nhuận trên chi phí quảng cáo (ROAS)

Là KPI đo lường hiệu quả của chiến dịch quảng cáo bằng cách so sánh doanh thu tạo ra từ quảng cáo với chi phí bỏ ra cho quảng cáo đó. ROAS là một trong những chỉ số quan trọng nhất trong tiếp thị kỹ thuật số vì nó cho phép các nhà quảng cáo đánh giá xem chiến dịch quảng cáo có đem lại giá trị xứng đáng với chi phí đầu tư hay không? Nên tiếp tục, điều chỉnh hay dừng chiến dịch đó.

Cách tối ưu ROAS:

  • • Nhắm mục tiêu chính xác: Nghiên cứu thị trường, khách hàng mục tiêu và chia thành các nhóm để tạo những chiến dịch phù hợp, nhắm đến từng phân đoạn cụ thể.

  • • Remarketing: Sử dụng chiến lược tiếp thị lại, nhắm đến những người đã tương tác với website hoặc sản phẩm của bạn nhưng chưa thực hiện mua hàng.

  • • Điều chỉnh giá thầu: ứng dụng giá thầu tự động hoặc điều chỉnh giá thầu theo hiệu suất, tăng giá thầu cho các từ khóa và chiến dịch có hiệu suất tốt và giảm giá thầu cho những từ không hiệu quả.

CÁC KPI MARKETING TRUYỀN THỐNG

Các chỉ số KPI tiếp thị truyền thống phổ biến:

1. Quảng cáo trên truyền hình

Reach (Phạm vi tiếp cận)

Đo lường số lượng người xem duy nhất đã tiếp cận được quảng cáo trong một khoảng thời gian cụ thể. Đây là một trong những chỉ số quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả của chiến dịch quảng cáo, vì nó cho biết phạm vi tiếp cận của quảng cáo và giúp các nhà quảng cáo hiểu rõ mức độ phủ sóng của thông điệp quảng cáo đến đối tượng mục tiêu.

Các yếu tố ảnh hưởng đến reach:

  • • Thời gian phát sóng: Quảng cáo phát sóng vào giờ cao điểm (prime time) thường có Reach cao hơn.

  • • Kênh phát sóng: Kênh truyền hình có lượng người xem lớn sẽ có Reach cao hơn.

  • • Nội dung chương trình: Quảng cáo phát trong các chương trình phổ biến hoặc sự kiện đặc biệt thường có Reach cao hơn.

  • • Độ dài và tần suất quảng cáo: Thời lượng dài hơn và phát sóng nhiều lần có khả năng tăng Reach.

Reach (Phạm vi tiếp cận)

Frequency (Tần suất xuất hiện)

Đo lường số lần trung bình mà một người trong đối tượng mục tiêu đã xem quảng cáo trong một khoảng thời gian nhất định. Đây là một yếu tố thiết yếu trong việc lập kế hoạch và đánh giá hiệu quả của chiến dịch quảng cáo truyền hình.

Quản lý Frequency trong quảng cáo truyền hình:

  • • Thiết lập mục tiêu tần suất: Đặt ra mục tiêu tần suất dựa trên mục tiêu tiếp thị. Thông thường, mục tiêu tần suất trong quảng cáo truyền hình nằm trong khoảng từ 3 đến 7 lần để đảm bảo hiệu quả mà không gây nhàm chán.

  • • Theo dõi và điều chỉnh: Sử dụng dữ liệu từ các công ty nghiên cứu truyền thông như Nielsen để theo dõi tần suất và điều chỉnh chiến dịch nếu cần thiết. Nếu số lần xuất hiện quá cao, hãy giảm số lần phát sóng hoặc thay đổi lịch phát sóng để tránh gây khó chịu cho người xem.

  • • Đa dạng hóa nội dung quảng cáo: Nếu cần duy trì số lần xuất hiện cao, hãy sử dụng nhiều phiên bản khác nhau của quảng cáo để giữ cho nội dung luôn mới mẻ và hấp dẫn.

Gross Rating Points (GRP)

Là một chỉ số quan trọng trong lĩnh vực quảng cáo, đặc biệt là quảng cáo trên truyền hình. GRP đo lường tổng số lần mà đối tượng mục tiêu tiếp xúc với một quảng cáo trong một khoảng thời gian cụ thể, tính bằng phần trăm. Chỉ số này giúp các nhà quảng cáo đánh giá hiệu quả của chiến dịch quảng cáo bằng cách kết hợp cả mức độ tiếp cận (Reach) và tần suất xuất hiện (Frequency).

Lợi ích của GRP:

  • • Đánh giá hiệu quả chiến dịch: GRP cung cấp một cách đo lường tổng thể về mức độ tiếp cận và tần suất của một chiến dịch quảng cáo, giúp nhà quảng cáo đánh giá hiệu quả của chiến dịch.

  • • So sánh các chiến dịch: GRP cho phép so sánh hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo khác nhau, dù chúng có thể nhắm đến các đối tượng hoặc kênh truyền thông khác nhau.

  • • Lập kế hoạch ngân sách: Biết được GRP giúp các nhà quảng cáo xác định ngân sách cần thiết để đạt được mức độ tiếp cận và tần suất mong muốn.

2. Quảng cáo trên báo và tạp chí

Số lượng phát hành (Circulation)

Số lượng bản sao của ấn phẩm được phân phối đến độc giả trong một khoảng thời gian cụ thể, thường là hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, hoặc theo chu kỳ phát hành của ấn phẩm. Đây là một chỉ số quan trọng để đánh giá phạm vi tiếp cận và sức mạnh của ấn phẩm trong việc truyền tải thông điệp quảng cáo.

Cost Per Thousand (CPM)

Là KPI quan trọng trong quảng cáo, đặc biệt là trên báo và tạp chí. CPT đo lường chi phí mà nhà quảng cáo phải trả để tiếp cận mỗi 1.000 người trong đối tượng mục tiêu thông qua quảng cáo trên ấn phẩm. Chỉ số này giúp các nhà quảng cáo đánh giá hiệu quả chi phí của các chiến dịch quảng cáo trên các kênh truyền thông in ấn.

Cost Per Thousand (CPM)

CÁC CHỈ SỐ ĐO LƯỜNG HIỆU QUẢ MARKETING KHÁC

  • • Chi phí chuyển đổi khách hàng (CAC): là số tiền mà một doanh nghiệp phải chi trả để thu hút một khách hàng mới vào hệ thống của mình. CAC bao gồm tất cả các chi phí liên quan đến việc tiếp cận, quảng cáo, tiếp thị, và bán hàng để chuyển đổi một khách hàng tiềm năng thành khách hàng thực sự.

  • • Giá trị vòng đời khách hàng (LTV): Đo lường tổng giá trị mà một khách hàng mang lại cho doanh nghiệp trong suốt thời gian mà họ duy trì mối quan hệ với doanh nghiệp đó.

  • • Tỷ suất hoàn vốn (ROI): Cho biết hiệu quả của một khoản đầu tư hoặc một chiến lược kinh doanh bằng cách so sánh giữa lợi nhuận hoặc giá trị thu được từ đầu tư đó và số tiền đã chi tiêu.

  • • Tỷ lệ giữ chân khách hàng (CRR): Tỷ lệ khách hàng mà một doanh nghiệp đã giữ được trong một khoảng thời gian nhất định. CRR thường được tính toán dưới dạng phần trăm và cho biết tỷ lệ khách hàng mà doanh nghiệp đã giữ lại so với tổng số khách hàng ban đầu trong một khoảng thời gian cụ thể.

  • • Sales Qualified Leads (SQL): là những khách hàng tiềm năng đã vượt qua các giai đoạn kiểm tra và đánh giá của bộ phận tiếp thị và được chuyển sang bộ phận bán hàng. Đây là những khách hàng có khả năng cao chuyển đổi thành khách hàng thực sự. 

  • • Số lượng khách hàng tiềm năng (Leads Generated): Tổng số cá nhân hoặc tổ chức mà doanh nghiệp đã tiếp cận và có thông tin liên lạc của họ, những người đã thể hiện sự quan tâm đến sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định. 

  • • Chi phí mỗi khách hàng tiềm năng (Cost Per Lead - CPL): Chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để thu hút một khách hàng tiềm năng. CPL được tính bằng cách chia tổng chi phí chiến dịch tiếp thị cho tổng số khách hàng tiềm năng thu hút được từ chiến dịch đó.

Các chỉ số đo lường hiệu quả marketing khác

NHỮNG SAI LẦM PHỔ BIẾN KHI ĐO LƯỜNG KPI

Một số sai lầm mà nhà quản lý và các marketer dễ dàng mắc phải:

  • • Không thiết lập mục tiêu rõ ràng: Đây là sai lầm phổ biến nhất khi đo lường KPI marketing. Việc không thiết lập mục tiêu rõ ràng sẽ khiến nhà quản trị không biết đâu là điểm đến? Đo lường những chỉ số nào là phù hợp? Vì thế, hãy xác định những mục tiêu cụ thể như: có thể đo lường được, có thể đạt được, có thời hạn, có liên quan đến mục tiêu chung… thông qua mô hình SMARTER.

  • • Bỏ qua dữ liệu tiêu cực: Khi đội ngũ tiếp thị chỉ tập trung vào các dữ liệu tích cực mà bỏ qua những dữ liệu tiêu cực. Họ khó nhận ra những sai lầm đang mắc phải, không kịp thời có những giải pháp khắc phục vấn đề, dễ gây ra hậu quả về sau.

  • • Chỉ tập trung vào số liệu mà không quan tâm đến chất lượng: Số liệu chỉ thể hiện được một phần của câu chuyện. Ví dụ: tỷ lệ click cao nhưng tỷ lệ chuyển đổi thấp có thể cho thấy tiêu đề tốt nhưng nội dung quảng cáo chưa đủ thuyết phục người dùng. Vì thế, hãy xem xét kỹ lưỡng chất lượng chiến dịch để thật sự đánh giá một cách chính xác hiệu suất. Ví dụ 

  • • Không xem xét ngữ cảnh và xu hướng thị trường: Ngữ cảnh và xu hướng thị trường là 2 yếu tố cực kỳ quan trọng khi xác định KPI, hãy so sánh KPI của bạn với các chỉ số trung bình trong ngành và đối thủ cạnh tranh. Điều này giúp bạn đưa ra nhận nhận xét chính xác hơn về mục tiêu cần đạt được.

  • • Không theo dõi KPI liên tục: Đo lường không thường xuyên hoặc chỉ sau khi kết thúc chiến dịch có thể khiến nhà quản trị bỏ lỡ các cơ hội giải quyết vấn đề và tối ưu hóa kịp thời.

  • • Tập Trung Quá Nhiều vào Các Chỉ Số Hào Nhoáng (Vanity Metrics): Các chỉ số như lượt thích, lượt theo dõi, hoặc lượt xem trang web không phải lúc nào cũng liên quan trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh. Vì thế, hãy tập trung vào các KPI có tác động trực tiếp đến doanh thu và lợi nhuận như tỷ lệ chuyển đổi, chi phí cho mỗi khách hàng tiềm năng hoặc giá trị trọn đời khách hàng.

Những sai lầm phổ biến khi đo lường KPI

CÂU HỎI THƯỜNG GẶP VỀ KPI TRONG MARKETING

Một số vấn đề mà nhà quản trị và marketer thường quan tâm gồm:

1. Những KPI marketing nào quan trọng nhất?

Việc xác định những KPI tiếp thị quan trọng nhất phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mục tiêu chiến dịch, ngành nghề kinh doanh, đối tượng mục tiêu, kênh marketing sử dụng… Tuy nhiên, một số KPI được cho là cần có đối với hầu hết doanh nghiệp gồm: Tỷ lệ chuyển đổi, giá trị vòng đời khách hàng (LTV), chi phí chuyển đổi khách hàng (CAC), lợi nhuận trên chi phí quảng cáo (ROAS), tỷ lệ nhấp chuột (CTR), lưu lượng truy cập trang web, số lượng người theo dõi…

2. Làm sao để chọn KPI tiếp thị phù hợp cho doanh nghiệp?

Để chọn KPI phù hợp cho doanh nghiệp, bạn cần cân nhắc một số yếu tố như:

  • • Mục tiêu kinh doanh: KPI tiếp thị cần được cân nhắc dựa trên chiến lược và mục tiêu kinh doanh. Nếu mục tiêu kinh doanh là  tăng doanh thu, bạn có thể theo dõi KPI  như tỷ lệ chuyển đổi hoặc giá trị vòng đời khách hàng.

  • • Ngành nghề kinh doanh: Một số KPI có thể phù hợp hơn với một số ngành nghề kinh doanh nhất định . Ví dụ: Nếu bạn làm trong lĩnh vực bán lẻ, tỷ lệ nhấp chuột hoặc tỷ lệ tương tác là những chỉ số KPI bạn cần quan tâm.

  • • Đối tượng mục tiêu: Nếu bạn đang nhắm mục tiêu đến đối tượng trẻ tuổi, bạn có thể theo dõi KPI như số lượng người theo dõi trên mạng xã hội hoặc tỷ lệ tương tác.

  • • Ngân sách marketing: Một số KPI có thể tốn kém hơn so với những cái khác. Ví dụ: nếu bạn có ngân sách hạn hẹp, bạn có thể chọn những KPI như tỷ lệ nhấp chuột hoặc tỷ lệ chuyển đổi.

KẾT LUẬN

KPI marketing là một yếu tố hàng đầu không thể thiếu trong mọi chiến lược tiếp thị, nó như một kim chỉ nam dẫn doanh nghiệp đến một đích đến rõ ràng, không bị lệch khỏi quỹ đạo. Tuy nhiên, chỉ đặt KPI là chưa đủ, KPI này cũng cần phải được cụ thể hóa theo các mô hình đặt mục tiêu, một trong số đó là SMARTER, gừ đó tìm ra cho mình một mẫu KPI cho nhân viên marketing phù hợp và hiệu quả. Hy vọng thông qua bài viết mà Quảng Cáo Siêu Tốc cung cấp, bạn sẽ có được những thông tin hữu ích nhất về các chỉ số đánh giá hiệu quả công việc này nhé!

5 / 5 ( 2 votes )
Võ Tuấn Hải

Võ Tuấn Hải là một chuyên gia marketing Thiện Lành Tử Tế với hơn 15 năm kinh nghiệm, thực chiến triển khai trên 5.000 dự án, nhà sáng lập giải pháp marketing MA TRẬN BAO VÂY. Võ Tuấn Hải từng được PHÓ THỦ TƯỚNG và đoàn đại biểu cấp cao đến tận nhà thăm quan mô hình kinh doanh.

Võ Tuấn Hải có niềm đam mê với kinh doanh và marketing, anh đã giúp hoạt động marketing của hàng ngàn doanh nghiệp SMEs được vận hành theo giải pháp marketing MA TRẬN BAO VÂY: "Có Chuyên Gia Marketing Đồng Hành Xuyên Suốt - Có Chiến Lược Bài Bản - Có Lộ Trình Thực Hiện - Có Cam Kết Rõ Ràng". Giúp chủ doanh nghiệp an tâm, thảnh thơi có thời gian để làm những việc quan trọng khác.

Banner đăng ký tư vấn mobile
Bạn sẽ nhận được cuộc gọi tư vấn trong 24 giờ
Hotline: 0901 349 349
BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ
0901 349 349
Facebook
Zalo: 0901349349