Chiến lược Marketing của Honda Việt Nam và quốc tế theo 4P
Chiến lược Marketing của Honda Việt Nam và trên quốc tế luôn là case study đáng học hỏi. Góp phần đưa thương hiệu Honda phát triển như hiện nay. Vậy chiến lược Marketing mix 4P của Honda như thế nào? Định vị thương hiệu ra sao? Hãy cùng Quảng Cáo Siêu Tốc tìm hiểu ngay nhé!
Nội Dung [Ẩn]
GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY HONDA VIỆT NAM
Để có thể tiến vào phân tích chiến lược Marketing Honda, trước tiên bạn cần tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển, điểm mạnh, điểm yếu cũng như thị trường và khách hàng mục tiêu của nhãn hàng.
1. Tổng quan về Honda
Honda hay Honda Motor Company, Ltd. là một tập đoàn đa quốc gia Nhật Bản, chuyên sản xuất xe ô tô, xe máy và thiết bị điện chất lượng cao, tiết kiệm nhiên liệu và bền bỉ. Trụ sở chính được đặt tại Minato, Tokyo, Nhật Bản. Đây là nhà sản xuất xe máy lớn nhất thế giới kể từ năm 1959, có sản lượng 400 triệu chiếc vào cuối năm 2019.
Vào năm 1996, Honda chính thức vào Việt Nam, được đánh dấu bởi sự thành lập Công ty Honda Việt Nam. Là công ty liên doanh giữa Công ty Honda Motor Nhật Bản Công ty Asian Honda Motor Thái Lan và Tổng Công ty Máy Động lực và Máy Nông nghiệp Việt Nam.
Với dây chuyền sản xuất hiện đại, công nghệ lắp ráp tiên tiến. Honda luôn tự hào cung cấp cho sự phát triển và phồn vinh của Việt Nam như: đẩy nhanh tiến trình nội địa hóa, tạo việc làm cho người lao động, đóng góp cho ngân sách nhà nước, tích cực tham gia hoạt động xã hội và nhân văn. Thực hiện đúng với mục tiêu phát triển ban đầu Công ty là phải luôn gắn liền với lợi ích chung của xã hội.
Tháng 3/2005, Honda Việt Nam chính thức được nhận giấy phép của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cho phép sản xuất lắp ráp ô tô tại Việt Nam. Năm 2006, Honda bắt đầu kinh doanh ô tô. Chỉ sau hơn 1 năm, thương hiệu đã thành công xây dựng nhà máy, hệ thống đại lý, các chương trình đào tạo, bán hàng, dịch vụ lái xe an toàn cho nhân viên.
Tháng 8/2006, mẫu xe hơi đầu tiên Honda Civic được trình làng, 12/2008 cho ra mắt Honda CR-V, 6/2013 tiếp tục giới thiệu Honda City. Sau đó nhập khẩu thêm các mẫu xe sedan, Honda Accord và Honda Odyssey để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng.
THAM KHẢO THÊM
1. Dịch vụ phòng Marketing thuê ngoài tốt nhất
2. Dịch vụ Tư vấn chiến lược Marketing tổng thể
3. Dịch vụ Marketing online tổng thể trọn gói
4. Dịch vụ tư vấn Marketing cho doanh nghiệp
5. Dịch vụ content Marketing chuẩn SEO
2. Thị trường mục tiêu của thương hiệu Honda
Thị trường mục tiêu của Honda rất đa dạng, được chia ra làm nhiều nhóm với từng danh mục sản phẩm gồm:
-
• Danh mục ô tô: Những người đang tìm kiếm những chiếc xe đáng tin cậy, tiết kiệm nhiên liệu, hiệu suất tốt, sang trọng, bền bỉ, coi trọng sự chất lượng, an toàn, đổi mới.
-
• Danh mục xe máy: Những người đam mê xe máy, quan tâm đến xe đạp thể thao, du lịch, phiêu lưu, cruiser. Muốn tìm kiếm những chiếc xe đáng tin cậy, hiệu suất cao với các tính năng và công nghệ tiên tiến.
-
• Thiết bị điện: Nhắm đến chủ nhà, chuyên gia, cần thiết bị chất lượng, bền bỉ và dễ sử dụng cho việc chăm sóc nhà cửa.
3. Khách hàng của Honda
Chân dung khách hàng mục tiêu chi tiết của thương hiệu Honda là:
Nhân khẩu học
-
• Giới tính: Nam và nữ.
-
• Địa lý: Tập trung ở các thành phố lớn như Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ.
-
• Độ tuổi: Nhóm thanh niên (18-24 tuổi), nhóm trưởng thành (15 - 35 tuổi).
-
• Thu nhập: Nhóm A class từ 15 đến 150 triệu.
Hành vi sống
Thích đi theo xu hướng, năng động, trẻ trung, thường di chuyển nhiều. Ngoài đi học hoặc đi làm, họ còn thường tụ tập cùng bạn bè hoặc đi phượt dài ngày.
Hành vi mua sắm
Thường mua hàng tại các đại lý ủy quyền chính hãng Honda vào các dịp đặc biệt như nhận thưởng, ăn mừng, lên chức,...
4. Phân tích SWOT hãng Honda
-
• Điểm mạnh (Strengths): hình ảnh và danh tiếng thương hiệu mạnh, danh mục sản phẩm đa dạng, công nghệ tiên tiến và được cập nhật liên tục, hoạt động trên toàn cầu.
-
• Điểm yếu (Weaknesses): phụ thuộc vào các thị trường trọng điểm nên tăng nguy cơ rủi ro chính trị và kinh tế khu vực của công ty, thiếu sự khác biệt về sản phẩm, nguồn vốn cao nên ảnh hưởng đến lợi nhuận công ty.
-
• Cơ hội (Opportunities): Có cơ hội phát triển các công nghệ xe điện và xe tự lái, tầng lớp trung lưu tăng lên ở các thị trường mới nổi vì thế tạo cơ hội mở rộng thị phần tại các khu vực này, nhu cầu về thiết bị điện gia tăng.
-
• Rủi ro (Threats): cạnh tranh gay gắt bởi các thương hiệu lâu đời trong ngành công nghiệp ô tô, xe máy, thiết bị điện và những người mới tham gia sở hữu công nghệ đột phá, đối mặt với rủi ro từ sự thay đổi kinh tế và chính trị, sở thích người dùng thay đổi liên tục.
THAM KHẢO:
1. Phân tích chiến lược marketing của Nike
2. Phân tích chiến lược Marketing của Samsung tại Việt Nam chi tiết
CHIẾN LƯỢC ĐỊNH VỊ THƯƠNG HIỆU CỦA HONDA
Một số yếu tố định vị thương hiệu quan trọng của Honda gồm:
-
• Độ tin cậy và chất lượng: Honda xây dựng thành công danh tiếng vững chắc trong việc cung cấp các sản phẩm đáng tin cậy, chất lượng cao. Thương hiệu Honda được liên kết với độ bền, hiệu suất và sự tin cậy trong suốt nhiều năm.
-
• Kỹ thuật tiên tiến, không ngừng đổi mới: Honda hướng đến sự tiên phong trong công nghệ và đổi mới. Nỗ lực mang đến những sản phẩm hiện đại, công nghệ và tính năng tiên tiến, cải tiến liên tục, sáng tạo để đáp ứng nhu cầu khách hàng.
-
• Hiệu suất và tiết kiệm nhiên liệu: Sản phẩm của Honda gắn liền với khả năng mang lại hiệu suất cao nhưng lại rất tiết kiệm nhiên liệu khi vận hành.
-
• Tiện nghi và thiết kế bắt mắt: Honda luôn chú trọng tạo ra các sản phẩm có nội thất tiện nghi, thoải mái, có thiết kế bắt mắt, hiện đại.
CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA HONDA VIỆT NAM
Chiến lược Marketing mix của Honda tại Việt nam gồm:
1. Chiến lược sản phẩm của Honda
Chiến lược sản phẩm được triển khai sao cho luôn sát với chính sách sản phẩm của Honda với các tiêu chí:
1.1. Kích thước tập sản phẩm
Xe máy của Honda Việt Nam được chia thành 4 dòng là:
-
• Xe tay ga: Air Blade, Vision, SH, SH Mode, Vario, LEAD.
-
• Xe số: Blade, Future, Wave, Wave Alpha, Wave RSX, Super Cub, Super Dream.
-
• Xe côn tay: CBR150R, Winner X, CB150R The Streetster.
-
• Xe mô tô: Gold Wing, Rebel 1100, Africa Twin, Rebel 500, CB1000R, CBR650R, CBR500R, CB500X, CB500F, CBR1000RR-R.
Xe ô tô Honda gồm các dòng: City, HR-V, Civic, CR-V, Accord, Civic Type R.
Với chiến lược đa dạng hóa sản phẩm, Honda mong muốn mở rộng thị phần, làm tăng doanh số và nâng cao khả năng cạnh tranh. Tạo ra nhiều dòng xe phù hợp với đặc điểm người tiêu dùng Việt. Chính vì lý do đó mà có thể thấy, hiện nay Honda đã trở thành thương hiệu quen thuộc, gắn liền với người dân Việt Nam.
1.2. Chất lượng sản phẩm
Các dòng xe của Honda luôn có độ bền cao, an toàn và đặc biệt thích hợp với điều kiện giao thông tại Việt Nam. Không chỉ vậy, với cung cách phục vụ chu đáo, cùng dịch vụ hậu mãi hấp dẫn. Đến nay, đã có hơn 2,5 triệu sản phẩm của Honda Việt Nam được khách hàng trên cả nước ưu ái sử dụng.
Không chỉ vậy, mỗi loại xe của Honda sẽ có một thông số kỹ thuật và tính năng nổi bật riêng. Tạo dấu ấn đặc biệt cho từng dòng, giúp người dùng dễ dàng lựa chọn hơn tùy theo nhu cầu cá nhân của mình.
Đơn cử như dòng Honda SH:
-
• Màu sắc: trắng đen, đỏ đen, đen, bạc đen, xám đen.
-
• Khách hàng mục tiêu: Tầng lớp thu nhập cao.
-
• Đặc điểm nổi bật:
-
– Dung tích động cơ lớn mang đến sức mạnh vượt trội.
-
– Hệ thống phun xăng điện tử FI đảm bảo phân phối nhiên liệu chính xác, tiết kiệm và hiệu quả.
-
– Yên xe SH được thiết kế phù hợp với mọi vóc dáng người điều khiển khác nhau, mang đến tư thế ngồi thoải mái nhất.
-
– Bánh xe lớn 16 inch bám đường tốt và ổn định ngay cả trên đường gồ ghề. Nếu không may có vật nhọn cắm vào, lốp sẽ xuống hơi từ từ so với lốp có săm khác.
-
Sau nhiều nỗ lực cải tiến và phát triển sản phẩm chất lượng, Honda Việt nam đã được người tiêu dùng bình chọn hàng Việt nam chất lượng cao trong 9 năm qua, được Bộ Kế hoạch Đầu Tư và Báo Thời báo kinh tế trao tặng Giải thưởng Rồng vàng trong 5 năm liên tiếp. Công ty cũng được trao tặng các bằng khen từ Bộ Công nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Thương mại,...
2. Chiến lược giá của Honda
Với khách hàng mục tiêu chủ yếu là những đối tượng có mức thu nhập trung bình trong xã hội, thương hiệu này đã áp dụng chiến lược định giá sản phẩm dựa trên giá trị. Đây là chiến lược mà mức giá đưa ra được quyết định dựa trên giá trị mà khách hàng cảm nhận được về sản phẩm hoặc dịch vụ doanh nghiệp, khi họ cảm thấy giả cả phù hợp với giá trị mà sản phẩm cung cấp.
Ngoài ra, Honda cũng có những sản phẩm giá cao được nhập khẩu từ nước ngoài nhằm tiếp cận người có thu nhập cao hơn. Honda đã thực hiện rất thành công chiến lược này, tuy mức giá mà Honda đưa ra tương đối cao nhưng khách hàng vẫn dễ dàng chấp nhận để sở hữu một chiếc xe hạng sang cho mình.
3. Chiến lược 4P của Honda về phân phối
Về chiến lược phân phối, Honda Việt Nam rất chú trọng vào việc xây dựng các cơ sở phân phối bán hàng tại các trung tâm thành phố lớn và lan dần ra các cơ sở cấp huyện, thị trấn với hai loại kênh phân phối chính như:
-
• Phân phối độc quyền: Các dòng sản phẩm cao cấp sẽ được phân phối cho những cơ sở lớn của Honda quản lý, thường được đặt ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh chứ không phân phối cho các đại lý bán lẻ. Cách phân phối này, giúp hãng tiết kiệm chi phí để kiểm soát địa điểm bán hàng.
-
• Phân phối rộng rãi: Honda tìm nhiều địa điểm thuận lợi để khách hàng dễ tìm kiếm khi có nhu cầu mua xe. Vào 2020, tổng số cửa hàng bán xe và dịch vụ do Honda ủy nhiệm (HEADs) trên cả nước đã lên đến con số 801.
4. Chiến lược truyền thông xúc tiến hỗn hợp của Honda
Là thương hiệu chi cực kỳ mạnh tay cho các chiến dịch truyền thông đại chúng. Honda Việt Nam nổi tiếng với các TVC truyền hình vào khung giờ vàng tại các kênh lớn như: VTV1, VTV3,... cùng với đó là các chiến dịch PR của honda vô cùng rầm rộ, đơn cử như:
4.1. Chương trình “Tôi yêu Việt Nam” của Honda
Tôi yêu Việt Nam là một chương trình khá quy mô và có ý nghĩa với xã hội. Có mục đích gia tăng độ hiểu biết an toàn giao thông, giúp người xem bổ sung kỹ năng về phòng tránh tai nạn khi tham gia giao thông. Được thực hiện bởi sự phối hợp giữa Công ty Honda Việt Nam và Ủy ban ATGT Quốc gia, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Cục Cảnh sát Giao thông - Bộ Công an.
Kể từ khi bắt đầu vào năm 2004 đến nay, chương trình đã liên tục được cải tiến, đổi mới về hình thức và nội dung cho phù hợp với thị hiếu của khán giả cả nước.
Vào năm 2020, “Tôi yêu Việt Nam” đã trở lại với phiên bản hoàn toàn mới “Bi Bo Ben”, tập trung chủ yếu vào lứa tuổi mầm non. Với lăng kính tuổi thơ hồn nhiên, sinh động của ba nhân vật hoạt hình đáng yêu, chương trình được phát sóng trên truyền hình và kênh Youtube, giúp trẻ nhận thức được những điều đúng đắn khi đang trong giai đoạn tò mò, muốn khám phá về thế giới xung quanh.
4.2 Chương trình khuyến mãi của Honda Việt Nam
Trong năm 2022-2023, Honda Việt Nam mang đến rất nhiều chương trình khuyến mãi dành cho khách hàng như: “Bảo dưỡng xe, đón hè chất”, giảm giá và khuyến mãi khi mua xe, tặng quà, voucher thay dầu miễn phí, quay thưởng may mắn,...
CHIẾN LƯỢC MARKETING QUỐC TẾ CỦA HONDA
Chiến lược 4p của Honda trên thị trường quốc tế:
1. Chiến lược sản phẩm
Ở quốc tế, Honda vẫn áp dụng chiến lược đa dạng hóa sản phẩm với nhiều dòng xe như: ô tô, xe đạp, sản phẩm điện và động cơ, xe nhỏ và xe tải nhẹ. Nhằm phục vụ cho các nhu cầu và sở thích khác nhau của các phân khúc thị trường khác nhau.
2. Chiến lược giá
Honda có những chiếc xe nhắm đến mọi phân khúc thị trường như: Hatchback, Sedan, Sedan hạng sang và SUV. Vì thế, chiến lược giá trong marketing mix dự trên nhiều yếu tố khác nhau như: phân khúc, tính năng,.. Những chiếc ô tô này nhắm đến khách hàng có mức thu nhập từ thấp đến cao.
Ngoài ra, Honda cũng áp dụng chiến lược giá thâm nhập do Honda khởi xướng. Họ sẽ đặt giá thấp giả để giành thị phần, sau khi đạt được điều đó, Honda sẽ bắt đầu tăng giá.
3. Chiến lược phân phối
Để khách hàng có thể mua hàng chính hãng một cách trực tiếp mà không phải qua bất kỳ trung gian nào, Honda xây dựng hệ thống các đại lý cũng như các cửa hàng ủy quyền tại các thành phố lớn tại các quốc gia mà công ty hoạt động:
-
• Với dòng xe ô tô: tại Nhật Bản Honda có 700 đại lý bán lẻ ô tô, 1.300 đại lý tại Mỹ, 1.500 tại châu Á (trừ Nhật Bản), 1.100 tại châu Âu, 300 đại lý tại 190 thành phố ở Ấn Độ.
-
• Với xe máy: hơn 6.500 cửa hàng ở Nhật Bản, 1000 đại lý ở Mỹ, 14.070 đại lý ở châu Á, 1.400 đại lý ở châu Âu.
4. Chiến lược xúc tiến
Honda luôn chú trọng đến các quảng cáo TVC, chương trình khuyến mãi và các sự kiện xã hội.
Việc tiếp thị rầm rộ trên TV, giúp quảng cáo tiếp cận được với lượng lớn khán giả và thu hút họ. Thể hiện ước mơ sản xuất ô tô chất lượng cao của người sáng lập Honda - “The Power Of Dreams”.
Ngoài ra, Honda còn khởi xướng thêm các chiến dịch khác như:
-
• “You Meet The Nicest People On A Honda”: Đây là một chiến dịch dùng để tương tác với khách hàng. Trở thành một trong những chiến dịch thành công và lâu đời nhất do họ thực hiện, nâng doanh số bán hàng bán hàng lên 90.000 chỉ trong năm 1963.
-
• Precious As Gold: Được triển khai nhằm kỷ niệm tên gọi Honda Activa tròn 2 năm.
-
• A Honda Goes Beyond: Chiến dịch này nhằm tôn vinh mối quan hệ giữa khách hàng và thương hiệu, thể hiện lời hứa của thương hiệu về việc nâng cao trải nghiệm khách hàng bằng sự đổi mới.
KẾT LUẬN
Là một doanh nghiệp lâu năm trong ngành vẫn rất thành công ở hiện tại, Honda là một trường hợp rất đáng để những doanh nghiệp đi sau học hỏi và kế thừa. Hy vọng những thông tin mà Quảng Cáo Siêu Tốc cung cấp sẽ giúp bạn hiểu được sự độc đáo trong chiến lược Marketing của Honda nhé!