Các Vị Trí Trong Phòng Marketing Then Chốt Nhất Với Doanh Nghiệp

Tác giả: Võ Tuấn Hải - Kiểm duyệt: Võ Tuấn Hải - Lượt xem : 39515
Ngày đăng: Thứ tư, 22 Tháng Năm, 2024 / Ngày cập nhật: Thứ ba, 28 Tháng Năm, 2024

Doanh nghiệp muốn xây dựng phòng marketing nội bộ nhằm quản lý và triển khai hoạt động marketing hiệu quả. Để hướng đến mục tiêu nào, chúng ta cần những nhân sự chất lượng và phù hợp với từng vị trí. Vậy vị trí trong phòng marketing cần những ai? Chức vụ và nhiệm vụ từng vị trí như thế nào? Hãy cùng Quảng Cáo Siêu Tốc đi tìm hiểu ở bài viết này.

1. Giám đốc marketing

Giám đốc marketing là vị trí then chốt trong mọi định hướng và hoạt động marketing doanh nghiệp. Đây là vị trí đóng vai trò quản lý chi tiêu hoạt động marketing cũng như những giá trị mang lại như vấn đề quảng bá phát triển thương hiệu, giới thiệu PR sản phẩm. Ở một số doanh nghiệp, vị trí giám đốc marketing này có thể kiêm luôn vị trí giám đốc thương hiệu.

  • • Với chức vụ cao nhất ở bộ phận marketing, giám đốc marketing cần sẽ chịu trách nhiệm những công việc sau:
  • • Định hướng hoạt động marketing doanh nghiệp, chỉ tiêu (KPIs) hoạt động marketing.
  • • Chịu trách nhiệm về hiệu quả mảng marketing với ban quản lý, giám đốc.
  • • Tuy đặc thù doanh nghiệp, đôi khi còn đóng vai trò người giám đốc thương hiệu.
  • • Thuyết trình tại sự kiện, hoạt động doanh nghiệp.
  • • Đại diện doanh nghiệp xuất hiện trên phương tiện truyền thông.
  • • Tham gia những công đồng / tổ chức liên quan đến doanh nghiệp.
  • • Đại diện doanh nghiệp phát ngôn trên mạng xã hội.
  • • Đề xuất, quản lý và triển khai ngân sách marketing hiệu quả.
  • • Training nhân sự marketing cấp dưới.

DỊCH VỤ MARKETING LIÊN QUAN 

1. Dịch vụ marketing tổng thể chuyên nghiệp nhất 

2. Tham khảo dịch vụ tư vấn marketing hiệu quả

3. Phòng marketing thuê ngoài chất lượng

4. Dịch vụ viết bài chuẩn SEO hiệu quả

5. Dịch vụ tư vấn chiến lược marketing

6. Dịch vụ setup phòng marketing hiệu quả

2. Trưởng phòng marketing

Khác với vị trí trong phòng marketing khác, trưởng phòng là vị trí sẽ quản lý công việc mang tính chuyên môn như: Quản trị nhân sự, lên kế hoạch, theo dõi / tối ưu hiệu quả marketing, … Ngoài ra còn bao gồm một số công việc phát sinh liên quan khác.

Nhằm tối ưu hiệu quả công việc, người trường phòng thường ưu tiên việc định hướng và lên kế hoạch cho cả phòng marketing. Đồng thời kiểm soát quản lý hoạt động marketing doanh nghiệp triệt để.

Tùy vào từng quy mô doanh nghiệp, đôi khi nhiệm vụ và quyền hạn vị trí trưởng phòng marketing cũng tương đương với giám đốc marketing. Đa phần những doanh nghiệp vừa và nhỏ, sẽ không có vị trí giám đốc marketing mà thay vào đó chỉ có phòng marketing quản lý bởi trưởng phòng.

3. Nhân viên quảng cáo

Ví trí này dành cho những nhân viên chuyên phụ trách mảng quảng cáo trả phí (PPC). Đây là người sẽ phụ trách việc lên kế hoạch và triển khai tối ưu chiến dịch quảng cáo. Với vị trí này, doanh nghiệp có 2 sự lựa chọn, một là thuê agency, hai là tuyển nhân viện full time. Quảng cáo trực tuyến được xem là kênh marketing hiệu quả trong thời gian ngắn với doanh nghiệp. Chiến lược về content marketing hay seo thì cần nhiều thời gian hơn.

Yêu cầu ở vị trí này là khả năng tính toán cũng như xử lý số liệu từ quảng cáo một cách nhanh nhạy. Nhân sự vị trí này cần tính toán được lợi tức đầu tư thông qua ngân sách quảng cáo và lợi nhuận mang lại. Sẽ có con số cụ thể cần đạt được

Ở vị trí nhân sự phòng marketing này, đầu công việc sẽ bao gồm:

  • • Viết nội dung quảng cáo phù hợp từng hình thức quảng cáo.
  • • Triển khai, kiểm soát chiến dịch quảng cáo.
  • • Theo dõi, tối ưu chiến dịch quảng cáo.
  • • Kiểm tra, tối ưu chất lượng quảng cáo.
  • • Xây dựng kế hoạch quảng cáo từng giai đoạn.
  • • Điều chỉnh tối ưu giá thầu quảng cáo từng thời điểm.
  • • Xử lý những sự cố phát sinh trong quá trình triển khai quảng cáo.
  • • Đọc dữ liệu thông kê từ báo cáo chiến dịch.
  • • Phân tích, đưa ra đề xuất landing page thúc đẩy chuyển đổi.

Nhân viên quảng cáo cũng là một phần vị trí trong phòng marketing, nhưng chỉ chuyên vị trí chạy ads nhằm đưa sản phẩm, dịch vụ hay thương hiệu doanh nghiệp đến khách hàng hơn thông qua hình thức trả phí.

4. Nhân viên Seo

Nhân viên seo là một trong vị trí trong phòng marketing. Nhân viên seo sẽ quản lý và triển khai dự án seo doanh nghiệp với những từ khóa mục tiêu cụ thể.

Nhân viên seo cũng sẽ bao gồm nhiều vị trí khác nhau như: Seo Manager, Seo Leader, Seoer, Content,… Nhiệm vụ đội ngũ nhân sự là không gì khác là phối hợp cùng nhau để đưa từ khóa mục tiêu doanh nghiệp lên top tìm kiếm cao nhất.

Ngoài mục tiêu về thứ hạng từ khóa, thường doanh nghiệp cũng sẽ hướng đến mục tiêu traffic từ những khách hàng mục tiêu nhằm điều hướng khách hàng thúc đẩy chuyển đổi hoặc phát triển thương hiệu một cách mạnh mẽ.

Sau đây là một số công việc nhân viên seo:

  • • Nghiên cứu từ khóa.
  • • Xây dựng content.
  • • Tối ưu Onpage.
  • • Build hệ thống backlink.
  • • Tối ưu Offpage.
  • • Và nhiều công việc khác trong một quy trình seo hoàn thiện.

Seo là một kênh marketing hữu hiệu và bền vững. Vì vậy, thường nhân viên seo thường là vị trí không thể thiếu bên trong phòng marketing.

5. Lập trình viên

Không giống như vị trí trong phòng marketing khác, vị trí này có thể có hoặc không. Tuy nhiên nếu có vị trí này thì doanh nghiệp sẽ chủ động hơn rất nhiều ở khía cạnh website, landing page, phần mềm.

Đơn giản vì vị trí này sẽ giúp doanh nghiệp giải quyết nhanh gọn những vấn đề như: design web theo yêu cầu, thiết kế landing page chuyên nghiệp, lập trình những phần mềm quản lý, hoặc đơn giản hơn hết là chèn code vào web.

Website là một phần không thể thiếu ở hoạt động marketing bất kỳ doanh nghiệp nào. Khi chủ động ở khoản này doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí thuê đơn vị làm web, đó là chưa nói đến sự chủ động, lập trình viên giúp doanh nghiệp ở rất nhiều công việc. Với một phòng marketing, doanh nghiệp chỉ cần 1 – 2 lập trình viên là đủ.

Một số đầu công việc ở vị trí trong phòng marketing này:

  • • Thiết kế website theo yêu cầu.
  • • Lập trình phần mềm theo yêu cầu.
  • • Xử lý lỗi phát sinh trong quá trình hoạt động web.
  • • Tối ưu trải nghiệm người dùng trên web.
  • • Tối ưu tốc độ load web, hiển thị di động.
  • • Thiết kế giao diện chức năng phù hợp hành vi người dùng.

6. Nhân viên content marketing

Từ trước đến nay, content marketing luôn là một phần không thể thiếu với bất kỳ chiến lược marketing nào. Vị trí này là bắt buộc phải có. Nhân viên content marketing sẽ giúp doanh nghiệp giải quyết vấn đề về nội dung, hình ảnh hay video dùng để quảng bá thương hiệu, PR sản phẩm.

Content marketing cũng chia thành nhiều loại, tất nhiên doanh nghiệp có thể tuyển content chuyên nhiều nhiệm vụ như: content seo, content quảng cáo, design hình ảnh, xây dựng video, … Nhiệm vụ  nhân viên content marketing là sản xuất những nội dung phù hợp theo yêu cầu cấp trên.

Một số đầu công việc nhân viên content:

  • • Đề xuất những ý tưởng nội dung hay.
  • • Xây dựng những nội dung phục vụ mục tiêu quảng cáo, seo, PR, …
  • • Thiết kế hình ảnh, video chuyên nghiệp.
  • • Xây dựng nội dung phục vụ chiến dịch quảng cáo trả phí.
  • • Đăng tải nội dung lên những nền tảng hỗ trợ marketing.
  • • Quảng bá nội dung đến tệp khách hàng, mục tiêu tiềm năng.

7. Nhân viên tổ chức sự kiện

Để đẩy mạnh hoạt động truyền thông, việc thường xuyên tổ chức những sự kiện online, offline là rất cần thiết. Với doanh nghiệp vừa và lớn, lúc nào phòng marketing cũng phải có nhân sự chuyên về tổ chức và triển khai sự kiện. Những sự kiện này sẽ giúp doanh nghiệp quảng bá thương hiệu và giới thiệu sản phẩm cực kỳ hiệu quả.

Nhiệm vụ nhân viên tổ chức sự kiện bao gồm:

  • • Lên ý tưởng tổ chức sự kiện.
  • • Hoạch định hạng mục sự kiện.
  • • Xây dựng kịch bản chi tiết cho sự kiện.
  • • Liên hệ thuê dịch vụ hỗ trợ như chương trình biểu diễn, địa điểm tổ chức, bàn ghế, dụng cụ, …
  • • Đạo diện sự kiện.
  • • Quản lý nhân sự phục vụ sự kiện.

KẾT LUẬN

Trên đây là vị trí trong phòng marketing cần phải có. Tùy vào đặc thù doanh nghiệp mà một vị trí nhân sự có thể kiêm nhiều nhiệm vụ. Tất nhiên khi đó nhân sự này cần có kỹ năng, kinh nghiệm hoặc được đào tạo thêm trong quá trình làm việc. Ngoài ra, nếu cần hỗ trợ gói dịch vụ phòng marketing thuê ngoài, hãy liên Quảng Cáo Siêu Tốc ngay nhé!

BÀI VIẾT KHÁC

1. Tìm hiểu Chức năng phòng marketing chi tiết

2. Phòng marketing gồm những bộ phận nào

3. Mô tả công việc marketing online 

4. Hệ thống Sơ đồ tổ chức phòng marketing toàn diện

5. Marketing assistant là gì?

6. Tìm hiểu marketing kpi 

7. Danh sách Công ty marketing hiệu quả

8. Lập Kế hoạch marketing mẫu từ A-Z

9. Phòng marketing thuê ngoài là gì?

5 / 5 ( 1 votes )
Võ Tuấn Hải

Võ Tuấn Hải là một chuyên gia marketing Thiện Lành Tử Tế với hơn 15 năm kinh nghiệm, thực chiến triển khai trên 5.000 dự án, nhà sáng lập giải pháp marketing MA TRẬN BAO VÂY. Võ Tuấn Hải từng được PHÓ THỦ TƯỚNG và đoàn đại biểu cấp cao đến tận nhà thăm quan mô hình kinh doanh.

Võ Tuấn Hải có niềm đam mê với kinh doanh và marketing, anh đã giúp hoạt động marketing của hàng ngàn doanh nghiệp SMEs được vận hành theo giải pháp marketing MA TRẬN BAO VÂY: "Có Chuyên Gia Marketing Đồng Hành Xuyên Suốt - Có Chiến Lược Bài Bản - Có Lộ Trình Thực Hiện - Có Cam Kết Rõ Ràng". Giúp chủ doanh nghiệp an tâm, thảnh thơi có thời gian để làm những việc quan trọng khác.

Bạn sẽ nhận được cuộc gọi tư vấn trong 24 giờ
Zalo