Chiến lược marketing của Chanel | Di sản tạo giá trị

By Võ Tuấn Hải - Lượt xem : 20118
Ngày đăng: / Ngày cập nhật:

Chiến lược marketing của Chanel chủ yếu tập trung vào giá trị cảm nhận thông qua các di sản thời trang, mang tính vượt thời gian và truyền cảm hứng. Từ đó làm nên giá trị của một thương hiệu xa xỉ hàng đầu như hiện nay. Thông qua chiến lược marketing 4P cùng chiến lược 3 không, Chanel đã thành công xây dựng hình ảnh một nhà mốt đẳng cấp, kiêu kỳ. Thu hút sự chú ý của những nữ khách hàng thượng lưu, độc lập, sang trọng và cả những người đàn ông yêu thích sự tinh tế thanh lịch. Để tìm hiểu chi tiết hơn về cách Chanel triển khai marketing, hãy cùng Quảng cáo Siêu Tốc tìm hiểu ngay nhé!

Chiến lược marketing của Chanel

TỔNG QUAN VỀ CHANEL

Một số thông tin tổng quan về Chanel gồm:

1. Giới thiệu về Chanel

Chanel được sáng lập vào năm 1909 bởi Coco Chanel - một nhà thiết kế thời trang lỗi lạc, một người phụ nữ có suy nghĩ hiện đại, phóng khoáng. Bà là người phụ nữ đầu tiên dám mặc quần âu, loại trang phục chỉ dành cho nam giới thời bấy giờ, thổi hồn vào menswear vào những thiết kế thanh lịch cho nữ giới. Với triết lý thiết kế đề cao sự thanh lịch, tiện dụng bà đã giúp phụ nữ thời bấy giờ thoát khỏi những bộ trang phục rườm rà, bó buộc bởi thương hiệu Chanel của mình.

Chanel sản xuất rất nhiều dòng sản phẩm từ thời trang cao cấp, phụ kiện, nước hoa đến mỹ phẩm, sản phẩm chăm sóc da và mang đến rất nhiều di sản thời trang cho thế giới như: nước hoa Chanel No. 5 mùi hương của phụ nữ, Little Black Dress, túi xách Chanel 2.55 kinh điển với thiết kế quai xích, khóa CC và bộ suit Chanel sang trọng, thanh lịch thể hiện sự nữ quyền và biểu tượng hoa Camellia, loài hoa thường xuyên xuất hiện trong các sản phẩm của Chanel..

Nhờ vào những nỗ lực trên, Chanel hiện đã trở thành thương hiệu thời trang xa xỉ được yêu thích nhất mọi thời đại với giá trị thương hiệu hơn 50 tỷ USD và doanh thu hơn 10 tỷ USD hàng năm.

Tổng quan về Chanel

2. Thị trường mục tiêu của Chanel

Thị trường mục tiêu gồm nhiều nhóm khách hàng mục tiêu của Chanel như:

Độ tuổi

  • • Nhóm tuổi từ 25-45: Chiếm phần lớn khách hàng của Chanel, có thu nhập cao, yêu thích thời trang và sẵn sàng chi trả cho những sản phẩm cao cấp.
  • • Nhóm tuổi 18-24: Là thị trường tiềm năng của Chanel, thường tiếp cận thương hiệu thông qua mạng xã hội và influencer.
  • • Nhóm 45+: Có thu nhập cao và ổn định, yêu thích sự sang trọng, đẳng cấp của Chanel.

Giới tính

  • • Nữ giới: Là thị trường chính của Chanel, chiếm hơn 90 khách hàng.
  • • Nam giới: Chanel đang mở rộng thị trường sang nam giới với các dòng sản phẩm thời trang, nước hoa và phụ kiện.

Thu nhập

  • • Thu nhập cao: Thuộc tầng lớp thượng lưu, có khả năng chi trả cho những sản phẩm cao cấp.
  • • Thu nhập trung binh: Chanel cũng có một số sản phẩm dành cho phân khúc khách hàng trung bình như nước hoa, phụ kiện…

Nghề nghiệp

Khách hàng của Chanel thường là chuyên gia làm việc trong những ngành nghề như bác sĩ, luật sư, doanh nhân.

Vị trí địa lý

  • • Các nước phát triển: Tập trung vào các thị trường phát triển như châu Âu, Bắc Mỹ và châu Á,  nơi có thu nhập bình quân đầu người cao và nhu cầu về thời trang xa xỉ lớn.
  • • Thị trường mới nổi: Đang đẩy mạnh phát triển ở các thị trường mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil, nơi có tầng lớp trung và thượng lưu ngày càng gia tăng.

Phong cách sống

  • • Sành điệu: Luôn cập nhật xu hướng thời trang mới nhất và yêu thích những sản phẩm độc đáo.
  • • Có gu thẩm mỹ: Có gu thẩm mỹ tinh tế, biết trân trọng giá trị nghệ thuật và thiết kế.
  • • Quan tâm đến di sản và giá trị cốt lõi: Khách hàng của Chanel yêu thích câu chuyện thương hiệu Chanel và Coco Chanel, đồng thời trân trọng những giá trị cốt lõi như sang trọng, đẳng cấp và nữ quyền.

THAM KHẢO:

1. Phòng marketing thuê ngoài uy tín

2. Dịch vụ tư vấn marketing hiệu quả

3. Dịch vụ marketing online giá rẻ

4. Dịch vụ setup phòng marketing trọn gói

Thị trường mục tiêu của Chanel

3. SWOT của Chanel

Điểm mạnh

  • • Thương hiệu cao cấp: Chanel được mệnh danh là “nữ hoàng” của ngành thời trang xa xỉ, sở hữu những di sản thời trang lâu đời và độc đáo. năm 2023, Chanel được xếp hạng là thương hiệu thời trang xa xỉ giá trị nhất thế giới bởi Forbes.
  • • Sản phẩm chất lượng cao: Sử dụng các vật liệu cao cấp như da, tweed, kim cương, ngọc trai. Họ chú trọng vào kỹ thuật thủ công, sự khéo léo trong may đo cao cấp, chế tác sản phẩm một cách tinh xảo, được kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt. Nhờ đó, các sản phẩm của thương hiệu này luôn được đánh giá cao về độ bền và tính thẩm mỹ.
  • • Thiết kế độc đáo: Chanel luôn đi đầu trong việc sáng tạo những thiết kế thời trang mới lạ, độc đáo, có sự kết hợp hài hòa giữa tính thời trang và ứng dụng cao. Sở hữu nhiều thiết kế mang tính biểu tượng như Little Black Dress, Chanel 2.55, Chanel No. 5.

Điểm yếu

  • • Giá thành cao: Khiến họ khó tiếp cận với đại đa số người dùng, nhất là những khách hàng trẻ tuổi.
  • • Chi phí cao: Là thương hiệu xa xỉ, Chanel cần bỏ ra chi phí lớn để đầu tư, bảo vệ và duy trì hình ảnh.

Cơ hội

  • • Thị trường thời trang xa xỉ đang tăng trưởng: Nhu cầu về thời trang xa xỉ ngày càng tăng cao, đặc biệt là những thị trường mới nổi như Trung Quốc và Ấn Độ.
  • • Sự phát triển của thương mại điện tử: TMĐT đang phát triển mạnh mẽ, giúp Chanel tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng hơn.
  • • Nhu cầu về cá nhân hóa đang tăng: Khách hàng ngày càng quan tâm đến những sản phẩm được cá nhân hóa, Chanel có thể tận dụng cơ hội để cung cấp dịch vụ bespoke đáp ứng khách hàng.

Thách thức

  • • Cạnh tranh: Sự cạnh tranh gay gắt từ các thương hiệu cao cấp khác như Gucci, louis Vuitton, Christian Dior, khiến thị phần của thương hiệu bị hạn chế.
  • • Sự thay đổi của xu hướng: Xu hướng thời trang thay đổi liên tục, đòi hỏi Chanel cần không ngừng sáng tạo để theo kịp thị hiếu khách hàng.
  • • Lạm phát: Nền kinh tế suy thoái ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình kinh doanh và doanh thu của thương Chanel.
  • • Hàng giả: Tình hình hàng giả tràn lan gây ra mối đe dọa lớn về thị phần và uy tín của nhà mốt Pháp này.

THAM KHẢO:

1. Phân tích chiến lược marketing của Louis Vuitton

2. Phân tích Chiến lược marketing của Gucci

SWOT của Chanel

CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA CHANEL THEO 4P

Chiến lược 4P của Chanel gồm:

1. Chiến lược sản phẩm

Với tôn chỉ hoạt động là “sự độc lập với đàn ông”, phần lớn các sản phẩm của Chanel chủ yếu phục vụ cho nữ giới như: trang phục, nước hoa, mỹ phẩm, trang sức… với chủ nghĩa tối giản sang trọng, cổ điển, gọn gàng, tinh tế, mang một chút cá tính mạnh mẽ, màu sắc chủ yếu là đen, trắng. Sử dụng nguyên liệu và chất liệu cao cấp, sang trọng.

Các dòng sản phẩm của Chanel gồm:

  • • Thời trang cao cấp: Trang phục, phụ kiện, giày dép cho nam và nữ.
  • • Mỹ phẩm: Nước hoa, son môi, kem dưỡng da, đồ trang điểm.
  • • Phụ kiện: Túi xách, trang sức, đồng hồ, mắt kính.
  • • Nước hoa: Chanel number 5, Chanel Coco Mademoiselle, Chanel Chance.
  • • Sản phẩm chăm sóc da: Chanel Hydra Beauty, Chanel Sublimage.

Ngoài việc không ngừng cải tiến, phát triển các sản phẩm mới, mang hơi thở hiện đại. Chanel cũng tập trung duy trì những thiết kế mang tính biểu tượng, biến chúng trở thành những sản phẩm được ưa chuộng, săn đón hàng đầu thế giới như: Bộ suit (áo vest và chân váy) lấy cảm hứng từ áo vest quân đội, các sản phẩm sử dụng vài tweed, nước hoa Chanel No. 5, dây chuyền ngọc trai chuỗi, giày 2 màu (Bicolor)...

2. Chiến lược giá

Các sản phẩm của Chanel được định vị với mức giá luxury từ 5.000-60.000 USD. Việc định giá rõ ràng giúp thương hiệu tiếp cận đúng tệp khách hàng mục tiêu.

Chiến lược định giá dựa trên giá trị cảm nhận

Giống với hầu hết các thương hiệu xa xỉ khác, Chanel cũng định giá sản phẩm thông qua những giá trị mà mình có thể mang đến cho khách hàng, không đơn thuần chỉ là chất lượng mà còn nhiều yếu tố khác liên quan đến cảm nhận như:

  • • Sản phẩm cao cấp: Sử dụng các chất liệu đắt đỏ nhất như da, tweed, kim cương, ngọc trai.
  • • Kỹ thuật thủ công tinh xảo: Chú trọng vào kỹ thuật thủ công, được may đo tỉ mỉ, chi tiết và kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt.
  • • Thương hiệu có giá trị: Là thương hiệu thời trang xa xỉ nổi tiếng trên toàn thế giới.
  • • Tính độc quyền: Sở hữu những sản phẩm độc quyền của Chanel khiến khách hàng cảm thấy mình đẳng cấp, độc nhất so với những người khác.
  • • Trải nghiệm mua sắm: Cung cấp trải nghiệm mua sắm sang trọng, mang đến cảm giác sang trọng, vui vẻ.

Chính sách giá linh hoạt

Chanel không bao giờ giảm giá. Tuy nhiên, giá bán của họ có thể khác nhau tùy vào từng khu vực do thuế, chi phí vận chuyển và nhu cầu thị trường. Chính vì thế, giới mộ điệu của Chanel thường xuyên di chuyển sang những khu vực có giá rẻ để sở hữu những sản phẩm của Chanel một cách hời nhất.

Chiến lược  gia xa xỉ của Chanel

3. Chiến lược phân phối

Hiện nay, Chanel có hơn 200 cửa hàng, hợp tác với hơn 1000 nhà bán lẻ cao cấp trên toàn thế giới như Harrods, Selfridges, Neiman Marcus. Với định vị cao cấp của mình, các cửa hàng của Chanel luôn chễm chệ ở các vị trí đắc địa tại những khu cao cấp của các thành phố lớn như: khu Ginza tại Tokyo, phố đi bộ Nguyễn Huệ tại thành phố HCM…

Ngoài ra, Chanel cũng đã có mặt tại các trung tâm thương mại cao cấp, giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận, lựa chọn sản phẩm. Tất cả cửa hàng của Chanel đều được thiết kế trên nền chủ đạo trắng đen đặc trưng của thương hiệu. Mặt tiền cửa hàng có kiến trúc cổ điển những tinh giản, mở ra không gian rộng rãi bên trong, mang đến cảm giác thoải mái, được chào đón.

Vào bên trong, nội thất thường sẽ được kết hợp giữa các tông màu trắng, đen, vàng đồng và kem với các kệ trưng bày được đặt gọn gàng cùng nhiều chỗ nghỉ chân. Tất cả tạo nên cảm giác yên tĩnh, ấm cúng nhưng không kém phần sang trọng cho khách hàng.

4. Chiến lược xúc tiến

Chanel sử dụng chiến lược xúc tiến thương mại đa dạng để tiếp cận khách hàng tiềm năng và thu hút khách hàng trung thành. Chiến lược này bao gồm các hoạt động sau:

Quảng cáo

  • • TVC: Trong quá trình hoạt động của mình, Chanel đã mang đến rất chiến dịch quảng cáo ấn tượng với hàng loạt TVC như Chanel No. 5 - Trainspotting (1998), Chanel Coco Mademoiselle - Mademoiselle (2011), Chanel Gabrielle - The Film (2017), Chanel No. 5 - The Film (2004)...

  • • Báo và tạp chí: Chanel thường xuyên xuất hiện trên các tạp chí thời trang và kinh tế danh tiếng như Vogue, Harper’s Bazaar, Elle, Forbes, Robb Report… để quảng bá BST mới, các xu hướng thời trang, cách phối đồ, chia sẻ những bài viết về lịch sử thương hiệu, nhà sáng lập Gabrielle Chanel, những người nổi tiếng yêu thích Chanel.

Quan hệ công chúng

Để thu hút sự chú ý từ công chúng, Chanel thường xuyên tổ chức các hoạt động xã hội, tuần lễ thời trang Paris, sự kiện ra mắt sản phẩm mới và những sự kiện dành cho khách hàng VIP. Hầu hết những chương trình mà Chanel tổ chức đều gây được tiếng vang lớn, tiếp cận được nhiều đối tượng tiềm năng.

Dịch vụ chăm sóc khách hàng của Chanel

Dịch vụ chăm sóc khách hàng của Chanel được thể hiện chủ yếu thông qua việc tư vấn thông qua hotline và trực tiếp tại cửa hàng. Ngoài ra, họ cũng cung cấp dịch vụ chăm sóc, bảo dưỡng cho tất cả các sản phẩm mà khách hàng đã mua, giúp giữ gìn độ bền và vẻ đẹp của thiết kế theo thời gian.

Dịch vụ chăm sóc khách hàng của Chanel

CHIẾN LƯỢC THƯƠNG HIỆU CỦA CHANEL

Ngoài chất lượng sản phẩm và giá cao, Chanel cũng xây dựng hình ảnh cao cấp của mình thông qua một số chiến lược thương hiệu:

1. Chiến lược 3 không của Chanel

Đây là yếu tố độc đáo, nó rất nổi tiếng, giúp tạo nên điểm nhấn cho thương hiệu này:

Không giảm giá

Đối với ngành hàng xa xỉ, giá được xem như một yếu tố quan trọng để thể hiện cho sự chất lượng, cao cấp và giá trị thương hiệu của Chanel. Vì thế nhà mốt Pháp này thường duy trì mức giá cao và đắt đỏ cho sản phẩm để bảo vệ tính sang trọng, đẳng cấp của thương hiệu, tránh bị đánh đồng với các sản phẩm bình dân, tránh tình trạng khách hàng chờ đợi đợt giảm giá tiếp theo thay vì mua sản phẩm ngay.

Không bán hàng trên mạng xã hội

Hiện tại, Chanel không bán hàng trên mạng xã hội mà chỉ dùng để giới thiệu các bộ sưu tập mới ra mắt. Những lý do khiến Chanel không bán hàng trên mạng xã hội là:

  • • Kiểm soát chất lượng khi đến tay khách hàng một cách tốt nhất.
  • • Giúp khách hàng được chạm và cảm nhận sản phẩm trực tiếp trước khi mua hàng.
  • • Giảm thiểu tình trạng sản phẩm bị làm giả hoặc bán trôi nổi.
  • • Muốn khách hàng có thể trải nghiệm trọn vẹn giá trị thương hiệu, dịch vụ cao cấp và sự sang trọng của không gian bán hàng.

Không quan tâm đến đối thủ

Thay vì đối đầu trực tiếp với đối thủ cạnh tranh, Chanel tập trung vào việc xây dựng giá trị thương hiệu của mình. Đó là sự thanh lịch nhưng kiêu kì, tinh tế pha chút mạnh mẽ và tính cá nhân hóa trong từng sản phẩm. Mang đến những trải nghiệm cao về chất lượng, thiết kế và dịch vụ.

Chiến lược thương hiệu của Chanel

2. Tập trung vào di sản và giá trị cốt lõi

Di sản và giá trị cốt lõi là 2 yếu tố cực kỳ quan trọng trong việc xây dựng, duy trì hình ảnh thương hiệu. Hiểu được điều đó Chanel luôn tôn vinh và cố gắng đưa 2 yếu tố trên vào từng bộ sưu tập và sản phẩm. 

  • • Di sản: Tiếp tục sản xuất và tạo ra nhiều biến thể thời trang từ những biểu tượng mang tính di sản vượt thời gian của người sáng lập Coco Chanel như Little Black Dress, Chanel Jacket và Chanel No. 5. Những sản phẩm này đã trở thành huyền thoại trong ngành thời trang và là niềm mơ ước của rất nhiều tín đồ.
  • • Giá trị cốt lõi: Sự sang trọng, đẳng cấp, tinh tế và nữ quyền. Những giá trị này được thể hiện qua mọi khía cạnh của thương hiệu từ thiết kế sản phẩm, chiến dịch marketing đến dịch vụ khách hàng.

3. Tạo sự khan hiếm và độc quyền

  • • Chanel sản xuất số lượng sản phẩm giới hạn để tạo cảm giác khan hiếm và khiến khách hàng khao khát sở hữu. Điều này cũng giúp tăng giá trị của sản phẩm và khiến chúng trở thành món đồ sưu tầm đắt giá.
  • • Các sản phẩm của Chanel được bán tại các cửa hàng độc quyền hoặc cửa hàng cao cấp, góp phần tạo sự đẳng cấp, sang trọng cho thương hiệu.

4. Truyền cảm hứng thông qua các chiến dịch marketing

Trong suốt lịch sử hình thành và phát triển của mình, Chanel đã triển khai rất nhiều chiến dịch marketing sáng tạo, đầy cảm hứng như:

  • • The Gabrielle Chanel: Kể về cuộc đời và sự nghiệp của nữ sáng lập Coco Chanel, từ đó truyền cảm hứng cho tất cả phụ nữ về việc theo đuổi ước mơ và sống độc lập.
  • • Chanel Gabrielle Chanel Essence: Đây là chiến dịch giới thiệu mẫu nước hoa mới nhất của Chanel với thông điệp về sự tự do và bản lĩnh của phụ nữ.
  • • Chanel Women's Stories: Được triển khai vào năm 2013, nhằm chia sẻ câu chuyện của những người phụ nữ truyền cảm hứng trên thế giới. Khuyến khích nữ giới theo đuổi ước mơ, sống một cuộc đời trọn vẹn. Đồng thời tăng cường nhận thức về đóng góp của phụ nữ cho xã hội, thúc đẩy sự đa dạng và bình đẳng giới.

KẾT LUẬN

Chanel là thương hiệu thời trang xa xỉ với lịch sử lâu đời, di sản phong phú và những thành tựu ấn tượng. Nhờ vào triết lý thiết kế độc đáo, chiến lược phát triển hiệu quả và sự sáng tạo không ngừng, Chanel đã khẳng định vị thế "nữ hoàng" trong ngành thời trang thế giới

CEO & Founder VÕ TUẤN HẢI
CEO & Founder VÕ TUẤN HẢI

Hơn 15 năm chuyên tâm với nghiệp Digital Marketing

  • PHÓ THỦ TƯỚNG  Đến Tận Nhà Thăm Mô Hình Làm Marketing 21/8/2014
  • CEO & Founder DMV INTERNATIONAL Co.LTD
  • Sáng Lập Quangcaosieutoc.Com - Top 1 Agency Digital Marketing Cho DN SME
  • Sáng Lập Websieutoc.Vn - Thiết Kế Website Chuẩn Ma Trận Bao Vây
  • Sáng Lập Quảng Cáo Siêu Tốc Academy - Học Viện Marketing Online
  • Sáng Lập Giải Pháp Marketing "Ma Trận Bao Vây" - Giải Pháp Marketing Tổng Lực
Banner đăng ký tư vấn mobile
Bạn sẽ nhận được cuộc gọi tư vấn trong 24 giờ
Hotline: 0901 349 349