Phòng Marketing gồm những bộ phận nào? Nhiệm vụ mỗi bộ phận là gì?

Tác giả: Võ Tuấn Hải - Kiểm duyệt: Võ Tuấn Hải - Lượt xem : 40950
Ngày đăng: Thứ năm, 23 Tháng Năm, 2024 / Ngày cập nhật: Thứ bảy, 25 Tháng Năm, 2024

Bạn có khi nào thắc mắc phòng Marketing là gì không? Phòng Marketing là gì? Gồm những bộ phận nào? Và nhiệm vụ từng bộ phận ra sao? Thì bài viết này giới thiệu rõ đến bạn phòng Marketing gồm những bộ phận nào? Nếu không có phòng Marketing thì doanh nghiệp có tiếp tục hoạt động được không?

Xác định phòng marketing gồm những bộ phận nào?

PHÒNG MARKETING VÀ NHỮNG BỘ PHẬN KHÁC TRONG DOANH NGHIỆP

1. Phòng Marketing là gì?

Hiểu đơn giản Phòng Marketing là cầu nối giữa doanh nghiệp với thị trường bên ngoài, giữa sản phẩm và người tiêu dùng, giữa đặc tính sản phẩm và nhu cầu người tiêu dùng. Là một hệ thống tổng thể hoạt động  một tổ chức, được thiết kế nhằm hoạch định, xúc tiến, định giá và phân phối sản phẩm, dịch vụ, ý tưởng nhằm đáp nhu cầu thị trường, người tiêu dùng và đạt được mục tiêu tổ chức.

DỊCH VỤ LIÊN QUAN

1. Tư vấn dịch vụ marketing tổng thể chuyên nghiệp

2. Tham khảo dịch vụ tư vấn marketing hiệu quả

3. Dịch vụ Marketing thuê ngoài tốt nhất

4. Dịch vụ content marketing chuẩn SEO hiệu quả

5. Dịch vụ tư vấn chiến lược marketing

6. Dịch vụ setup phòng marketing online

2. Ngoài phòng Marketing thì doanh nghiệp còn bộ phận nào khác?

Tùy vào hình thức quy mô mỗi doanh nghiệp, tính chất công việc mà doanh nghiệp có cơ cấu tổ chức và nhân sự khác nhau. Nhưng nhìn chung thì bộ phận doanh nghiệp đều có cơ cấu tổ chức ổn định.

Tùy vào lĩnh vực kinh doanh mà doanh nghiệp được chia làm 2 nhóm gồm: doanh nghiệp thương mại và doanh nghiệp sản xuất. Mặc dù 2 nhóm doanh nghiệp này có chức năng, nhiệm vụ và phương pháp quản trị tương đồng, cùng mục đích chung là kiếm lợi nhuận. Nhưng về mặt bản chất thì chúng không giống nhau.

Những bộ phận trong doanh nghiệp thương mại gồm:

  • • Phòng Marketing.
  • • Phòng Hành Chính – Nhân sự.
  • • Phòng Tài chính – Kế toán.
  • • Phòng Kinh Doanh.

Những bộ phận trong doanh nghiệp sản xuất gồm:

  • • Phòng Tài Chính – Kế toán.
  • • Phòng Hành Chính – Nhân Sự.
  • • Phòng Quản Lý Chất Lượng.
  • • Phòng Mua Hàng ( cung ứng ) – Xuất nhập khẩu.
  • • Kế Hoạch – Kinh Doanh.
  • • Phòng Kĩ Thuật – Bảo Trì.
  • • Phòng Sản Xuất – Công Nghệ và Phát Triển Sản Phẩm.

NHỮNG NHIỆM VỤ CHỨC NĂNG PHÒNG MARKETING

1. Xây dựng và phát triển hình ảnh thương hiệu

Ngay từ bước đầu, mỗi doanh nghiệp cần xây dựng hình ảnh thương hiệu nhất quán và xuyên suốt. Hình ảnh và thông điệp cần truyền tải rõ ràng, chính xác và thu hút được khách hàng mục tiêu. Nó giúp cho doanh nghiệp đạt được thành công và tạo được vị thế cạnh tranh trên thị trường. Nó giúp cho doanh nghiệp đạt được thành công, tạo được niềm tin cho khách hàng và nâng cao giá trị thương hiệu trên thị trường.

Phòng Marketing cần làm nhiệm vụ sau đây:

Tham gia chương trình liên quan đến chất lượng sản phẩm như Người Việt dùng hàng Việt, hàng Việt Nam chất lượng cao, ISO,…

Tích cực tham gia hoạt động xã hội để quảng bá sản phẩm và nâng cao giá trị thương hiệu.

Xây dựng đội ngũ chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp.

Có nhiều chính sách hậu mãi và bảo hành sản phẩm cho doanh nghiệp.

2. Xây dựng và thực hiện chiến lược marketing

Doanh nghiệp có chiến lược tốt sẽ giúp định hướng đúng hoạt động, đạt được mục tiêu đặt ra.Còn nếu chiến lược marketing không tốt dẫn tới doanh nghiệp đó thất bại.

  • • Phòng Marketing làm nhiệm vụ sau đây:
  • • Xây dựng chiến lược marketing cho doanh nghiệp.
  • • Điều hành việc triển khai chiến lược marketing.
  • • Theo dõi, giám sát quá trình thực hiện

3. Nghiên cứu, phát triển sản phẩm và mở rộng thị trường

Việc xác định phạm vi, phân khúc thị trường giúp cho doanh nghiệp xác định được hướng tiêu thụ sản phẩm, thấy được cơ hội trên thị trường, tiến hành hoạt động phát triển sản phẩm sao cho hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất.

Phòng Marketing làm nhiệm vụ sau đây:

  • • Xây dựng hệ thống thu thập thông tin về giá cả, sản phẩm, đối thủ cạnh tranh.
  • • Phân tích, đánh giá thông tin thu thập được. Từ đó đưa ra quyết định cải tiến sản phẩm hoặc làm mới sản phẩm hoàn toàn.
  • • Đề xuất ý tưởng về sản phẩm, định hướng thiết kế về nhãn hiệu, bao bì sản phẩm.
  • • Đưa ra nhiều chiến lược mở rộng thị trường nhằm phù hợp mục tiêu phát triển doanh nghiệp.

4. Tham mưu cho Ban giám đốc về chiến lược Marketing, sản phẩm và khách hàng

Phòng Marketing có nhiệm vụ liên quan đến vấn đề phát triển thương hiệu, xây dựng nhãn hiệu mới, phát triển kênh phân phối, xác định khách hàng mục tiêu và hỗ trợ bộ phận khác thực hiện chiến lược Marketing.

5. Tạo mối quan hệ với truyền thông

Để công ty bạn được nhiều người biết đến và giữ vững hình ảnh thương hiệu bắt buộc phòng Marketing phải xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với giới truyền thông, báo chí. Có thể nói, giới truyền thông là đối tác quyền lực nhất giúp doanh nghiệp xây dựng được hình ảnh và giải quyết vấn đề khủng hoảng.

Cho nên tuyệt đối doanh nghiệp không được gây hiểu lầm với truyền thông. Nếu có xảy ra mâu thuẫn, cần giữ bình tĩnh và xử lý một cách thành thực nhất.

6. Điều hành công việc nhân viên trong bộ phận

Không chỉ thực hiện công việc liên quan đến hoạt động marketing công ty. Thì phòng Marketing còn đảm nhiệm nhiệm vụ điều hành công việc nhân viên trong bộ phận mình quản lý.

Phòng Marketing làm nhiệm vụ sau đây:

  • • Lên kế hoạch kiểm tra, giám sát công việc nhân viên.
  • • Phân công, giao việc cho nhân viên trong bộ phận.
  • • Xem xét, đánh giá khen thưởng, kỹ luật, tăng lương, thăng chức theo quy định công ty.
  • • Điều động, thuyên chuyển nhân sự trong phạm vi bộ phận.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

1. Mô tả công việc marketing online chi tiết 

2. Tổng hợp Các vị trí trong phòng marketing cần biết

3. Chức năng nhiệm vụ phòng marketing

4. Phòng marketing thuê ngoài là gì

6. Tìm hiểu  marketing kpi bắc buộc

7. Tìm hiểu marketing assistant là gì

8. Danh sách công ty marketing tốt nhất

9. Tìm hiểu  content house chi tiết

10. Kế hoạch marketing mẫu từ A-Z

11. Sơ đồ tổ chức phòng marketing

12. Lập kế hoạch marketing online

PHÒNG MARKETING GỒM NHỮNG BỘ PHẬN NÀO?

Cũng như bạn đã biết, tùy thuộc vào công ty cung cấp sản phẩm gì, hình thức quy mô hoạt động kinh doanh ra sao nên mỗi công ty sẽ có những lựa chọn phòng Marketing cho bộ phận khác nhau. Theo như nghiên cứu chia doanh nghiệp làm 3 nhóm như doanh nghiệp Client, doanh nghiệp Agency, doanh nghiệp SME.

Phòng marketing gồm những bộ phận nào? Mỗi loại hình doanh nghiệp sẽ có cơ cấu tổ chức phòng marketing khác nhau.

1. Doanh nghiệp Client

Client thuộc công ty sản xuất, cung cấp sản phẩm và dịch vụ nhưng lại không trực tiếp tiến hành thực hiện Marketing quảng bá sản phẩm tới khách hàng mà thuê công ty thuộc mảng Agency để thực hiện dịch vụ Marketing theo yêu cầu .

Cấu trúc phòng Marketing tại Client

Thường phòng Marketing tại Client được chia làm 2 bộ phận chính là Brand Team và Marketing Service.

Brand Team là bộ phận phụ trách một thương hiệu nào đó công ty.

Marketing Service bao gồm những bộ phận khác hỗ trợ cho Brand Team như Media, Digital, Research, E-commerce, Event/OOH.Tùy vào hình thức hoạt động công ty mà có đầy đủ những bộ phận này hoặc ít hơn.Trong mỗi bộ phận thường sẽ có Manager, Executive/Intern, Assistant Manager.

2. Doanh nghiệp Agency

Trái lại với Client, Agency thuộc đơn vị tư vấn, công ty cung cấp dịch vụ truyền thông và quảng cáo, cung cấp dịch vụ Marketing theo yêu cầu/ đơn đặt hàng Client.

Trong Agency gồm nhiều phòng khác nhau, mỗi phòng đảm nhiệm chức vụ và nhiệm vụ khác nhau. Phòng Marketing tại Agency gồm có:

Account Planning hay còn gọi là Strategic Planning: Bộ phận này có trách nhiệm tìm hiểu nhu cầu và insight khách hàng để đưa ra định hướng tiếp cận truyền thông hiệu quả nhất, định hướng cho hoạt động Creative.

Account Management: Bộ phận này làm việc trực tiếp với khách hàng, xem xét, lắng nghe, thấu hiểu để giải quyết vấn đề mà Client gặp phải. Đây là cầu nối thông tin giữa Agency và Client được diễn ra suôn sẻ nhất.

Creative: Bộ phận này chịu trách nhiệm sản xuất sản phẩm truyền tải ý tưởng trên giấy thành hình ảnh, thước phim có thể chạy được ngoài thực tế. Bộ phận Creative gồm 2 mảng chính là Copywriting ( thực hiện nội dung, con chữ ), Design ( thực hiện hình ảnh ).

3. Doanh nghiệp SME

Doanh nghiệp SME được viết tắt với cụm từ Small and Media Enter prise (doanh nghiệp vừa và nhỏ). Khi làm việc với doanh nghiệp SME, nhân viên phòng Marketing phải kiêm luôn công việc khác nhằm tối ưu chi phí nhân sự. Vì là doanh nghiệp với quy mô vừa và nhỏ có thể không phân chia quá rõ ràng bộ phận chức năng chuyên trách riêng. Cũng như Client và Agency, phòng Marketing SME gồm có:

  • • Content: Viết bài, thiết kế và chỉnh sửa ảnh, quay dựng/ hậu kỳ video.
  • • Planning: Đưa ra ý tưởng sáng tạo, nghiên cứu thị trường, lập kế hoạch truyền thông, hoạch định chiến lược.
  • • Kỹ thuật: Chạy chiến dịch quảng cáo, tối ưu SEO, quản lý Email, SMS, CRM,…
  • • Booking: KOLs, quảng cáo, diễn đàn, báo chí,…

NHỮNG VỊ TRÍ BẮT BUỘC CÓ TRONG PHÒNG MARKETING?

Marketing luôn chiếm một vai trò rất quan trọng với doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ. Với doanh nghiệp mới mở, đôi khi ngân sách không cho phép có thể xây dựng một đội ngũ Marketer chuyên nghiệp, lớn mạnh. Nhưng đây là  vị trí cơ bản cần phải có trong phòng Marketing gồm:

  • • Giám đốc Marketing.
  • • Trưởng phòng Marketing.
  • • Chuyên viên truyền thông.
  • • Chuyên viên Marketing.
  • • Nhân viên PPC.
  • • Nhân viên SEO.
  • • Nhân viên content marketing.
  • • Nhân viên phân tích dữ liệu (VA).
  • • Lập trình viên.
  • • Disigner.

DOANH NGHIỆP KHÔNG CÓ PHÒNG MARKETING ĐƯỢC KHÔNG?

Có bao giờ bạn tự đặt câu hỏi mở doanh nghiệp có cần phải lập phòng Marketing không? Nếu không mở thì còn có cách nào khác không?

Muốn thành công trong lĩnh vực kinh doanh, doanh nghiệp bạn cần am hiểu thị trường, nhu cầu sử dụng sản phẩm người tiêu dùng và nghệ thuật kinh doanh. Với môi trường kinh doanh cạnh tranh khốc liệt như ngày nay nếu doanh nghiệp bạn không đầu tư vào bộ phận Marketing thì sẽ thất bại ngay.

NHỮNG KHÓ KHĂN KHI KHÔNG CÓ PHÒNG MARKETING

1. Khó khăn

  • • Nguồn nhân lực thiếu tính chuyên môn hóa.
  • • Không biết xây dựng chiến lược Marketing từ đâu.
  • • Ngân sách ít dẫn đến đầu tư Marketing không hiệu quả.
  • • Không đủ ngân sách để đầu tư cho nhân sự Marketing.

2. Giải pháp

Hình thức phổ biến mô hình outsourcing là thuê phòng Marketing.Đây là giải pháp tối ưu dành cho mọi doanh nghiệp.Nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ khi không có phòng Marketing. Việc thuê phòng Marketing giúp doanh nghiệp:

  • • Đơn vị cung cấp dịch vụ sẽ giới thiệu cho đội ngũ có kiến thức và kinh nghiệm một phòng Marketing thật sự. Đội ngũ này giúp bạn lập kế hoạch Marketing cho sản phẩm và giải quyết vấn đề liên quan.

  • • Tiết kiệm được nhiều chi phí. Bạn sẽ không phải bận tâm về khoảng lương cứng phải trả nhân sự Marketing hàng tháng hay tiền bảo hiểm cùng với những chi phí phúc lợi khác.

  • • Hiệu quả cao vì có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp đảm nhận. Bạn không cần dành nhiều thời gian cho việc đào tạo nhân sự và tốn thời gian cho chiến lược Marketing. Bạn có thể thoải mái tập trung vào vấn đề khác công ty. Còn chiến dịch Marketing cứ để đội ngũ nhân viên cho thuê thực hiện.

  • • Chuyên môn hóa hoạt động Marketing từ hoạt động như nghiên cứu thị trường, nghiên cứu hành vi mua khách hàng đến thiết lập chiến lược Marketing.

Thay vì doanh nghiệp bạn đang sở hữu phòng Marketing thiếu nguồn lực hay nguồn lực còn yếu kém hay hoạt động không chuyên môn hóa. Hoàn toàn doanh nghiệp có thể thuê phòng Marketing bên ngoài với chi phí hợp lý, phù hợp ngân sách công ty.

KẾT LUẬN

Bài viết trên giới thiệu cụ thể cho bạn Phòng Marketing là gì? Phòng Marketing gồm những bộ phận nào? Chức năng nhiệm vụ từng bộ phận ra sao? Doanh nghiệp bạn không có phòng Marketing thì có tiếp tục hoạt động được hay không? Hy vọng bài viết này sẽ giúp được bạn tìm hiểu thêm về Marketing và có những chiến lược đúng đắn nhất.

5 / 5 ( 1 votes )
Võ Tuấn Hải

Võ Tuấn Hải là một chuyên gia marketing Thiện Lành Tử Tế với hơn 15 năm kinh nghiệm, thực chiến triển khai trên 5.000 dự án, nhà sáng lập giải pháp marketing MA TRẬN BAO VÂY. Võ Tuấn Hải từng được PHÓ THỦ TƯỚNG và đoàn đại biểu cấp cao đến tận nhà thăm quan mô hình kinh doanh.

Võ Tuấn Hải có niềm đam mê với kinh doanh và marketing, anh đã giúp hoạt động marketing của hàng ngàn doanh nghiệp SMEs được vận hành theo giải pháp marketing MA TRẬN BAO VÂY: "Có Chuyên Gia Marketing Đồng Hành Xuyên Suốt - Có Chiến Lược Bài Bản - Có Lộ Trình Thực Hiện - Có Cam Kết Rõ Ràng". Giúp chủ doanh nghiệp an tâm, thảnh thơi có thời gian để làm những việc quan trọng khác.

Bạn sẽ nhận được cuộc gọi tư vấn trong 24 giờ
Zalo