Phân tích mô hình PESTEL của Vinamilk thấu hiểu thị trường

By Võ Tuấn Hải - Lượt xem : 20254
Ngày đăng: / Ngày cập nhật:

Mô hình PESTEL của Vinamilk với 6 yếu tố như: Chính trị (Political), Kinh tế (Economic), Xã hội (Social), Pháp lý, Công nghệ (Technological), Môi trường (Environmental), giúp thương hiệu quốc gia hàng đầu Việt Nam này phân tích thị trường, hiểu rõ môi trường kinh doanh. Từ đó đánh giá được các rủi ro và cơ hội, xây dựng và phát triển chiến lược phù hợp và nâng cao năng lực cạnh tranh. Vậy chi tiết mô hình này của Vinamilk được triển khai như thế nào? Cùng Quảng Cáo Siêu Tốc tìm hiểu ngay nhé!

Phân tích mô hình PESTEL của Vinamilk

MÔ HÌNH PESTEL LÀ GÌ?

Mô hình PESTEL là một công cụ phân tích các yếu tố môi trường bên ngoài có thể tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là một công cụ đắc lực giúp họ đưa ra những quyết định marketing phù hợp với tình hình hiện tại. Việc sử dụng mô hình PESTEL thường xuyên sẽ hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh và đạt được thành công trong thị trường đầy biến động. Mô hình PESTEL là viết tắt của 6 yếu tố như:

  • • Chính trị (Political): Hệ thống chính trị, luật pháp, chính sách của chính phủ, sự ổn định chính trị…

  • • Kinh tế (Economic): Sự tăng trưởng kinh tế, lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp, lãi suất…

  • • Xã hội (Social): Nhân khẩu học, văn hóa, giá trị xã hội, xu hướng tiêu dùng…

  • • Công nghệ (Technological): Sự phát triển công nghệ, tốc độ đổi mới, áp dụng công nghệ…

  • • Môi trường (Environmental): Biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường…

  • • Pháp lý (Legal): Luật lao động, luật thuế, luật sở hữu trí tuệ…

Mô hình PESTEL là gì?

ỨNG DỤNG CỦA MÔ HÌNH PESTEL TRONG MARKETING

Những ứng dụng của mô hình PESTEL trong marketing:

1. Phân tích thị trường

Bằng việc nghiên cứu, phân tích toàn diện các yếu tố của thị trường. Nhà quản trị hiểu rõ môi trường kinh doanh, có thể xác định những xu hướng đang thịnh hành cũng như đánh giá được mức độ cạnh tranh, tiềm năng để phát triển chiến lược phù hợp

Ví dụ: 

Công ty B sau khi đã tiến hành nghiên cứu thị trường C thông qua xã hội, kinh tế, môi trường… Từ đó xác định rằng C rất tiềm năng và bắt đầu lên kế hoạch đầu tư.

2. Lựa chọn thị trường mục tiêu

Mô hình PESTEL giúp doanh nghiệp hiểu rõ đặc điểm và nhu cầu của thị trường mục tiêu. Từ đó xác định những nhóm khách hàng tiềm năng phù hợp với sản phẩm/dịch vụ như:

  • • Nếu nguồn lực hạn chế, nên tập trung vào nội địa thay vì phát triển ở quốc tế.

  • • Nếu sản xuất sản phẩm cao cấp, doanh nghiệp nên hướng đến phân khúc có thu nhập cao.

  • • Nếu sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường, doanh nghiệp nên hướng đến thị trường có nhiều người tiêu dùng quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường.

3. Phát triển chiến lược marketing

Khi phân tích mô hình PEST, doanh nghiệp có thể xác định thông điệp marketing phù hợp với các yếu tố xã hội, lựa chọn kênh truyền thông hiệu quả để tiếp cận tối đa đối tượng mục tiêu.

Ví dụ: 

Sau khi phân tích thị trường Việt Nam, công ty A nhận thấy khách hàng tiềm năng của mình chủ yếu là giới trẻ Việt Nam từ 16-25 tuổi, thường sử dụng các nền tảng mạng xã hội như: Facebook, TikTok, Instagram Vì thế, họ bắt đầu triển khai những chiến lược marketing mang hình ảnh trẻ trung, hiện đại, năng động trên những nền tảng trên.

4. Đánh giá rủi ro và cơ hội

Khi tìm hiểu những yếu tố gây ảnh hưởng đến hoạt động của mình thông qua PEST, doanh nghiệp có thể xác định những rủi ro tiềm ẩn từ, kinh tế, môi trường, xã hội,... để lập ra những kế hoạch dự phòng nhằm giảm thiểu rủi ro. 

Không chỉ vậy, doanh nghiệp cũng phát hiện ra những cơ hội mới và phát triển chất lượng sản phẩm/dịch vụ đáp ứng thị hiếu thị trường.

Ví dụ:

D là một công ty sản xuất đồ uống có trụ sở tại Việt Nam, công ty đang có kế hoạch ra mắt một sản phẩm nước trái cây mới tại thị trường Trung Quốc. Sau khi đánh giá D nhận thấy:

  • • Các rủi ro: Chính phủ Trung Quốc có thể thay đổi quy định về an toàn thực phẩm và quảng cáo, ảnh hưởng đến chiến lược của Vinamilk,  đối thủ công ty D có thể sử dụng công nghệ tốt hơn để tiếp cận khách hàng,...

  • • Cơ hội: Nhu cầu tiêu thụ nước trái cây tại Trung Quốc tăng cao, công ty D có thể hợp tác với các nhà phân phối lớn tại Trung Quốc để đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng, tận dụng xu hướng tiêu dùng xanh tại đất nước này để phát triển những sản phẩm thân thiện với môi trường.

THAM KHẢO:

1. Dịch vụ marketing thuê ngoài uy tín

2. Công ty tư vấn marketing hiệu quả

3. Dịch vụ marketing tổng thể giá rẻ

4. Dịch vụ setup phòng marketing trọn gói

Ứng dụng của mô hình PESTEL trong Marketing

PHÂN TÍCH MÔ HÌNH PESTEL CỦA VINAMILK

Trong bài viết này, Quảng Cáo Siêu Tốc sẽ phân tích PESTEL của Vinamilk thông qua yếu tố như:

1. Chính trị (Political)

Các chính sách của chính phủ

  • • Chính sách hỗ trợ ngành sữa: Hỗ trợ đầu tư cho các trang trại bò sữa, giảm thuế cho nhập khẩu nguyên liệu sản xuất sữa, luật khuyến khích đầu tư trong nước, các luật thuế hiện hành… các chính sách này tạo điều kiện thuận lợi để Vinamilk mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh.

  • • Chính sách an toàn thực phẩm: Chính phủ Việt Nam có nhiều quy định về kiểm nghiệm thực phẩm, phân tích nguy cơ đối với an toàn thực phẩm, một số văn bản hướng dẫn luật an toàn thực phẩm… Vì thế, Vinamilk cần không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng niềm tin nơi người dùng.

  • • Chính sách về môi trường: Các quy định về bảo vệ môi trường như chú trọng bảo tồn đa dạng sinh học, khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, ưu tiên xử lý ô nhiễm môi trường, phục hồi hệ sinh thái tự nhiên… Đồng thời ban hành các hành vi bị nghiêm cấm như xả thải chưa được xử lý ra môi trường, chôn, lấp, đổ thải nguy hại không đúng quy trình kỹ thuật và quy định nhà nước… 

Hệ thống chính trị

  • • Sự ổn định chính trị: Việt Nam là quốc gia có tình hình chính trị ổn định cao, tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi để Vinamilk hoạt động lâu dài và phát triển bền vững.

  • • Hệ thống luật pháp: Hệ thống luật pháp Việt Nam ngày càng hoàn thiện, giúp bảo vệ quyền lợi doanh nghiệp và người tiêu dùng. Vinamilk cần tuân thủ những điều luật này trong quá trình hoạt động.

Quan hệ quốc tế

  • • Hiệp định thương mại tự do: Việt Nam đã tham gia vào nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) như CPTPP, EVFTA,... Từ đó, giúp Vinamilk mở rộng thị trường xuất khẩu, tăng cường khả năng cạnh tranh với doanh nghiệp sữa quốc tế.

  • • Chính sách đối ngoại: Việc Việt Nam ngoại giao, tạo quan hệ tốt đẹp với các nước khác, hội nhập kinh tế quốc tế là nền tảng vững chắc để một thương hiệu quốc gia như Vinamilk dễ dàng thu hút đầu tư và hợp tác cùng các doanh nghiệp trên thế giới.

Yếu tố chính trị (Political) trong PESTEL Vinamilk

2. Kinh tế (Economic)

  • • Tăng trưởng kinh tế: Nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng, phát triển dẫn đến thu nhập bình quân đầu người (GDP) tăng, mức sống tăng, thúc đẩy nhu cầu về sữa và các sản phẩm dinh dưỡng, là cơ hội lớn để Vinamilk thúc đẩy kinh doanh.

  • • Sức mua của người tiêu dùng: Nhu cầu tiêu thụ sữa tăng cao do ý thức về sức khỏe về dinh dưỡng được nâng cao với khoảng 33 lít/người/năm (năm 2022). Những đối tượng có thu nhập cao sẽ chi tiêu nhiều cho các sản phẩm sữa cao cấp, nhập khẩu. Trong khi đó những người có thu nhập thấp hơn sẽ ưu tiên các loại sữa giá rẻ, nội địa.

  • • Lạm phát: Suy thoái kinh tế Khiến giá nguyên liệu đầu vào tăng, ảnh hưởng đến chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm và lợi nhuận của Vinamilk. Tỷ lệ lạm phát càng cao, càng gây ra nhiều bất lợi cho thương hiệu sữa hàng đầu Việt Nam này.

  • • Cạnh tranh: Ngành công nghiệp sữa Việt Nam ngày càng cạnh tranh với sự tham gia của nhiều đối thủ trong và ngoài nước như: TH True Milk, Mộc Châu Milk, Dutch Lady, Nutifood,... đe dọa đến thị phần trong nước của Vinamilk.

3. Xã hội (Social)

  • • Nhu cầu dinh dưỡng: Người Việt Nam ngày càng quan tâm về dinh dưỡng, đặc biệt là về Protein và canxi. Là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho một doanh nghiệp sữa giàu dinh dưỡng như Vinamilk.

  • • Cấu trúc dân số: Việt Nam đang có xu hướng già hóa, dẫn đến nhu cầu tiêu thụ sữa dành cho người cao tuổi tăng cao. Đây là nhóm đối tượng tiềm năng mà Vinamilk không thể bỏ qua.

  • • Lựa chọn của người tiêu dùng: Người Việt hiện nay cực kỳ quan tâm đến chất lượng, ưu tiên các sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo vệ sinh thực phẩm. Có xu hướng tiêu thụ những sản phẩm từ sữa tốt cho sức khỏe, đặc biệt là sữa chua, sữa hữu cơ, sữa bổ sung dinh dưỡng.

  • • Giáo dục: Nền giáo dục Việt Nam hiện đang phát triển nhanh chóng, từ đó nhận thức về tầm quan trọng của sữa với sức khỏe trẻ em và người trưởng thành cũng được cải thiện.

Yếu tố xã hội (Social) trong PESTEL Vinamilk

4. Công nghệ (Technological)

Vinamilk áp dụng rất nhiều công nghệ tự động hóa tiên tiến trong việc sản xuất như: hệ thống vắt sữa tự động, bồn chứa lạnh 150m3/bồn, máy ly tâm tách khuẩn, hệ thống tiệt trùng UHT, công nghệ chiết rót vô trùng, robot LGV tự động, hệ thống quản lý kho Wamas tích hợp hệ thống quản lý ERP và giải  pháp tự động hóa Tetra Plant Master…

Công ty sữa này cũng ứng dụng nhiều công nghệ sinh học để phát triển những dòng sữa mới, có giá trị dinh dưỡng cao và tốt cho sức khỏe.

Ngoài ra, công nghệ đóng gói, công nghệ quản lý chất lượng, công nghệ chăn nuôi, công nghệ thông tin, internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo AI cũng được ứng dụng trong quá trình vận hành, quản lý để tối ưu quy trình sản xuất.

5. Môi trường (Environmental)

  • • Những quy định về môi trường: Các quy định này ngày càng chặt chẽ, buộc Vinamilk phải tuân thủ các tiêu chuẩn xử lý và phát triển chất thải, đầu tư vào công nghệ sản xuất thân thiện với môi trường.

  • • Quản lý tài nguyên thiên nhiên: Sử dụng nước và năng lượng tiết kiệm, có trách nhiệm, đảm bảo nguồn tài nguyên bền vững về sau. Sử dụng các thiết bị, hệ thống tiết kiệm năng lượng, tận dụng năng lượng tái tạo để giảm thiểu tác động đến môi trường trong quá trình sản xuất.

  • • Khí hậu thuận lợi: Việt Nam sở hữu một số vùng mang khí hậu ôn đới như Sapa, Lào Cai, Đà Lạt hoặc khí hậu lục địa như Lai Châu, rất phù hợp để trồng cỏ chất lượng cao. Một số khu vực có điều kiện tự nhiên thích hợp cho việc chăn nuôi bò sữa như Tuyên Quang, Lâm Đồng, Ba Vì,...

Yếu tố môi trường (Environmental) trong PESTEL Vinamilk

Hệ thống pháp lý tại Việt Nam hiện nay có rất nhiều quy định về luật an toàn thực phẩm, luật doanh nghiệp, luật thuế, luật lao động, luật quảng cáo, luật cạnh tranh, luật bảo vệ môi trường để đảm bảo quyền lợi cho toàn bộ các bên liên quan như người tiêu dùng, đối thủ cạnh tranh, nhân viên của Vinamilk và chính bản thân công ty.

Tuy nhiên, việc áp dụng nhiều mức thuế suất và chính sách thuế khác nhau cũng gây ra không ít khó khăn cho các doanh nghiệp ở khâu định giá sản phẩm.

KẾT LUẬN

Bài viết trên là một số thông tin về mô hình PESTEL của Vinamilk. Giúp doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam này phân tích được các yếu tố bên ngoài có thể ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh của Vinamilk. Đây là một ví dụ về mô hình PESTEL rất đáng để học hỏi. Hy vọng những gì mà Quảng Cáo Siêu Tốc cung cấp sẽ giúp bạn có được cái nhìn tổng quan về PESTEL Vinamilk nhé!

THAM KHẢO THÊM:

1. Mô hình SMART của Vinamilk - công cụ xây dựng mục tiêu 

2. Ma trận IE của Vinamilk xây dựng brand thành công

CEO & Founder VÕ TUẤN HẢI
CEO & Founder VÕ TUẤN HẢI

Hơn 15 năm chuyên tâm với nghiệp Digital Marketing

  • PHÓ THỦ TƯỚNG  Đến Tận Nhà Thăm Mô Hình Làm Marketing 21/8/2014
  • CEO & Founder DMV INTERNATIONAL Co.LTD
  • Sáng Lập Quangcaosieutoc.Com - Top 1 Agency Digital Marketing Cho DN SME
  • Sáng Lập Websieutoc.Vn - Thiết Kế Website Chuẩn Ma Trận Bao Vây
  • Sáng Lập Quảng Cáo Siêu Tốc Academy - Học Viện Marketing Online
  • Sáng Lập Giải Pháp Marketing "Ma Trận Bao Vây" - Giải Pháp Marketing Tổng Lực
Banner đăng ký tư vấn mobile
Bạn sẽ nhận được cuộc gọi tư vấn trong 24 giờ
Hotline: 0901 349 349