Chiến lược cạnh tranh của Vinamilk| Mô hình 5 yếu tố MPorter

Tác giả: Võ Tuấn Hải - Kiểm duyệt: Võ Tuấn Hải - Lượt xem : 30899
Ngày đăng: / Ngày cập nhật:

Chiến lược cạnh tranh của Vinamilk gồm rất nhiều chiến lược nhỏ và được phân tích theo mô hình 5 yếu tố (five forces) của Michael Porter. Từ đó giúp thương hiệu này phát triển mạnh mẽ, giữ vững vị thế trên thị trường. Vậy những chiến lược đó là gì? Môi trường và năng lực cạnh tranh của Vinamilk ra sao? Hãy cùng Quảng Cáo Siêu Tốc tìm hiểu ngay nhé!

Chiến lược cạnh tranh của Vinamilk

MÔI TRƯỜNG CẠNH TRANH CỦA VINAMILK

Môi trường cạnh tranh của Vinamilk trong thị trường sữa khá khắc nghiệt. Tại Việt Nam, Vinamilk phải đối mặt với nhiều đối thủ lớn như TH True Milk, Dutch lady, Nestle,... và nhiều nhà sản xuất nhỏ lẻ khác. Tạo ra áp lực cạnh tranh không nhỏ về chất lượng, giá cả và thị phần.

Ngoài ra, thị hiếu người dùng cũng dần thay đổi, họ yêu cầu những sản phẩm sữa tự nhiên, hữu cơ và tốt cho sức khỏe. Cùng với đó là các quy định pháp lý liên quan đến an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn về chất lượng, bảo vệ môi trường và thị trường xuất khẩu ngày càng gay gắt.

NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA VINAMILK

Những ưu điểm và yếu điểm Vinamilk trong thị trường:

1. Lợi thế cạnh tranh của Vinamilk

Những lợi thế giúp Vinamilk giữ vững vị thế trên thị trường đầy sôi động:

  • Về thương hiệu: Nhiều chiến lược marketing của Vinamilk được triển khai rầm rộ, là một thương hiệu lâu năm, gắn liền với đời sống người tiêu dùng Việt Nam từ rất lâu và là thương hiệu sữa lớn thứ 6 trên thế giới. Vinamilk sở hữu một trong những lợi thế lớn nhất mà doanh nghiệp nào cũng mơ ước.

  • Về sản phẩm: Sản phẩm Vinamilk rất đa dạng với hơn 200 chủng loại có chất lượng tốt, được công nhận bởi người tiêu dùng và cơ quan có thẩm quyền.

  • Về hệ thống phân phối: Thương hiệu này sở hữu mạng lưới phân phối rộng khắp, giúp sản phẩm dễ dàng đến tay khách hàng, được tiêu thụ mạnh mẽ.

  • Về nhà sản xuất và nguyên liệu: Vinamilk không ngừng mở rộng nhà máy sản xuất để cung ứng kịp thời cho thị trường. Nguyên liệu sản xuất cũng là một thế mạnh giúp thương hiệu này ghi điểm trong mắt khách hàng.

Năng lực cạnh tranh của Vinamilk

2. Điểm yếu trong cạnh tranh

Ngoài những lợi thế đáng mơ ước, Vinamilk cũng tồn tại một số điểm yếu cần khắc phục như:

  • Chưa tự chủ được nguồn nguyên liệu: Nguyên liệu

  •  Vinamilk còn phụ thuộc vào việc nhập khẩu, khiến doanh nghiệp dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường bên ngoài như lạm phát, khủng hoảng kinh tế,...

  • Thị phần sữa bột chưa cao: Người dùng có xu hướng sử dụng sữa bột nhập khẩu hơn các loại nội địa. Không chỉ vậy, thị trường Việt Nam ngày càng nhiều những dòng sữa được nhập từ châu Âu nên thị phần sữa bột vốn đang ở vị trí độc quyền ngày càng bị tuột dốc.

CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH CỦA VINAMILK

Một số chiến lược Vinamilk đã triển khai để giữ vững vị thế gồm: 

1. Đầu tư để duy trì lợi thế cạnh tranh

Cuộc chiến giữa các thương hiệu bùng nổ khi TH True Milk khẳng định mình là thương hiệu sữa sạch và không có đối thủ đe dọa vị trí dẫn đầu thị phần sữa của Vinamilk.

Vì thế, Vinamilk đã quyết định đầu tư để duy trì lợi thế cạnh tranh của mình. Họ đã ứng dụng dây chuyền công nghệ hàng đầu thế giới hiện nay là ly tâm tách khuẩn, đảm bảo chất lượng sữa sạch 100% thanh trùng. 

Dù đang sở hữu nền tảng vững chắc, thương hiệu này vẫn chú trọng đến phần nguyên liệu, xem đây là đòn bẩy chiến lược và lợi thế để vượt qua đối thủ khác trong phân khúc sữa tươi. Hàng loạt trang thiết bị được đầu tư vào vùng nguyên liệu sữa tươi như Resort bò sữa quy mô lớn, áp dụng công nghệ chăn nuôi, đầu tư cho sản phẩm sữa organic quy mô lớn lên đến 5000ha.

Ngoài ra, thương hiệu này cũng triển khai nhiều hơn các hoạt động trên môi trường online, chiến lược digital marketing của Vinamilk bao phủ nhiều nền tảng phổ biến như: Facebook, Zalo, Youtube,... 

DỊCH VỤ MARKETING HIỆU QUẢ

1. Chiến lược tư vấn marketing

2.Dịch vụ phòng Marketing thuê ngoài trọn gói

3. Dịch vụ marketing tổng thể uy tín

4. Dịch vụ setup phòng marketing chuyên nghiệp

Đầu tư để duy trì lợi thế cạnh tranh

2. Chiến lược đổi mới của Vinamilk

Một số chiến lược đổi mới, chiến lược khác biệt hóa của vinamilk:

  • Mở rộng danh mục sản phẩm: Giới thiệu các loại sữa mới hoặc sản phẩm mới liên quan đến ngành thực phẩm.

  • Dẫn đầu xu hướng organic: Là thương hiệu dẫn đầu trong việc ra mắt dòng sữa tươi organic cao cấp vào cuối năm 2016, được đông đảo người tiêu dùng đánh giá cao. Gần đây nhất, Vinamilk đã tung ra dòng sữa chua Organic ít đường được lên men tự nhiên từ chủng men Bulgaricus nổi tiếng, được sản xuất từ nguồn sữa không biến đổi gen, không hormone tăng trưởng, không dư lượng kháng sinh.

  • Thay đổi nhận diện thương hiệu: Ngày 6/7/2023, Vinamilk đã công bố nhận diện thương hiệu mới với logo được chuyển từ dạng phù hiệu (emblem) sang biểu tượng chữ (wordmark). Chữ Vinamilk được viết tay mạnh mẽ, phóng khoáng, tổng thể đơn giản mà táo bạo, ấn tượng, thể hiện tinh thần năng động, sáng tạo, không ngừng phát triển của thương hiệu. Nhằm phù hợp với thế hệ người tiêu dùng mới và vươn xa toàn cầu.

Chiến lược đổi mới của Vinamilk

3. Chiến lược cạnh tranh về giá của Vinamilk

Giữa thị trường đầy khốc liệt của hơn 40 doanh nghiệp và hàng trăm nhãn hiệu sữa từ những tập đoàn đa quốc gia, Vinamilk áp dụng chiến lược chi phí thấp, tạo ra những sản phẩm có giá thấp hơn các công ty nước ngoài. Vì thế, doanh nghiệp này đã đứng vững trên thị trường đầy sóng gió. Thị phần tăng lên từ 17% -> 25% -> 50% thị phần toàn quốc.

Vinamilk rất thận trọng với việc tăng giá sản phẩm vì có khả năng gây ảnh hưởng lớn tới quyết định chi tiêu của người tiêu dùng. Bằng cách cắt giảm chi phí có thể, cơ cấu lại nhãn hàng, kiểm soát tốt điểm bán lẻ, công ty đã tiết kiệm được nhiều chi phí khuyến mãi.

4. Chiến lược đa dạng hóa sản phẩm

Vinamilk luôn tích cực nghiên cứu, sản xuất ra những sản phẩm mới để đáp ứng tối đa nhu cầu người tiêu dùng.

Hiện nay, thương hiệu này có hơn 200 mặt hàng sữa và các sản phẩm từ sữa như: sữa đặc, sữa bột, sữa tươi, sữa chua, phô mai,... Hơn thế nữa, Vinamilk còn chú trọng những sản phẩm kết hợp từ nước giải khát như: nước ép hoa quả, kem, cà phê,...

Là thương hiệu có đội ngũ nghiên cứu và phát triển sản phẩm cực kỳ nhạy bén, Vinamilk luôn khai thác các cơ hội, xu hướng mới để tối ưu ý tưởng phát triển sản phẩm. Đơn cử như sản phẩm kết hợp từ linh chi mật ong, nước giải khát có thành phần thiên nhiên như nước táo kết hợp nha đam tươi nguyên xác, nước mơ ngâm. Các loại sữa dành cho người già, phụ nữ có thai và cho con bú, trẻ em cũng được cải tiến bằng việc tăng cường chất xơ, vitamin và vi khoáng chất.

Chiến lược đa dạng hóa sản phẩm

CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH THEO MÔ HÌNH FIVE FORCES CỦA VINAMILK

Mô hình 5 yếu tố của Michael Porter giúp xác định và phân tích 5 áp lực cạnh tranh cho mọi doanh nghiệp. Từ đó, tìm hiểu sâu hơn về đặc điểm ngành và xây dựng chiến lược marketing cạnh tranh cho Vinamilk hiệu quả:

  • Đối thủ trong ngành: Mức độ cạnh tranh trong thị trường sữa Việt Nam là khá lớn. Một số đối thủ cạnh tranh của Vinamilk có thể kể đến như: TH True Milk, Mộc Châu, Cô Gái Hà Lan, Nestle, Abbott,...

  • Đối thủ tiềm ẩn: Nhìn chung thị trường sữa vì có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dùng nên khách hàng thường ưu tiên lựa chọn những nhãn hàng lớn, có uy tín lâu năm. Nên khó có đối thủ tiềm ẩn vừa gia nhập thị trường.

  • Nhà cung ứng: Tự xây dựng nguồn cung ứng với hệ thống 12 trang trại lớn, hàng trăm nghìn con bò. Ngoài ra, họ cũng sử dụng thêm nguồn nguyên liệu từ trang trại của các hộ gia đình và nước ngoài nhưng chỉ chiếm một phần nhỏ. 

  • Khách hàng mục tiêu: Hiện nay khách hàng có rất nhiều sự lựa chọn trên thị trường. Đồng nghĩa, áp lực đến từ khách hàng đối với Vinamilk là rất lớn.

  • Sản phẩm thay thế: Sản phẩm thay thế của Vinamilk cực kỳ đa dạng như: nước giải khát, ngũ cốc. Nhưng vì là mặt hàng đặc thù giúp bổ sung dưỡng chất thiết yếu. Vì thế, vị trí của sữa vẫn khá vững vàng nên không ảnh hưởng quá nhiều đến hoạt động của Vinamilk.

Chiến lược cạnh tranh theo mô hình five forces của Vinamilk

SO SÁNH CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH CỦA TH TRUE MILK VÀ VINAMILK

Những điểm giống và khác nhau giữa 2 đối thủ đầu ngành trong chiến lược cạnh tranh gồm:

Vinamilk

TH True Milk

Tập trung xây dựng, củng cố thương hiệu truyền thống, mang đến độ tin cậy cao.

Xây dựng hình ảnh thương hiệu cao cấp, chất lượng, tập trung vào thị trường đẳng cấp, khách hàng tầm cao.

Đầu tư nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, đáp ứng tối đa nhu cầu thị trường.

Đầu tư trang trại bò công nghệ cao, đảm bảo nguyên liệu sữa chất lượng.

Mở rộng quy mô sản xuất và phân phối, tiếp cận khách hàng trên đa kênh và đa vùng miền.

Phát triển sản phẩm cao cấp, tập trung sản phẩm sữa tươi, sữa chua tự nhiên, sản phẩm hữu cơ.

Tận dụng chiến lược giá cạnh tranh để giữ vững vị thế trước các đối thủ cùng tầm.

Tạo lợi thế cạnh tranh bằng việc liên kết với chuỗi cửa hàng và nhà hàng cao cấp.

Tăng cường chiến dịch marketing và quảng bá thương hiệu thông qua phương tiện truyền thông lớn.

Đẩy mạnh quảng bá thương hiệu thông qua sự kiện, hoạt động xã hội, tăng cường quảng cáo trực tuyến.

KẾT LUẬN

Chiến lược cạnh tranh của Vinamilk được dựa trên rất nhiều chiến lược. Giúp họ duy trì những lợi thế vốn có và khắc phục những điểm chưa làm tốt. Tự hào trở thành thương hiệu sữa hàng đầu Việt Nam và uy tín trên cả thế giới. 

5 / 5 ( 5 votes )
Võ Tuấn Hải

Võ Tuấn Hải là một chuyên gia marketing Thiện Lành Tử Tế với hơn 15 năm kinh nghiệm, thực chiến triển khai trên 5.000 dự án, nhà sáng lập giải pháp marketing MA TRẬN BAO VÂY. Võ Tuấn Hải từng được PHÓ THỦ TƯỚNG và đoàn đại biểu cấp cao đến tận nhà thăm quan mô hình kinh doanh.

Võ Tuấn Hải có niềm đam mê với kinh doanh và marketing, anh đã giúp hoạt động marketing của hàng ngàn doanh nghiệp SMEs được vận hành theo giải pháp marketing MA TRẬN BAO VÂY: "Có Chuyên Gia Marketing Đồng Hành Xuyên Suốt - Có Chiến Lược Bài Bản - Có Lộ Trình Thực Hiện - Có Cam Kết Rõ Ràng". Giúp chủ doanh nghiệp an tâm, thảnh thơi có thời gian để làm những việc quan trọng khác.

Banner đăng ký tư vấn mobile
Bạn sẽ nhận được cuộc gọi tư vấn trong 24 giờ
Hotline: 0901 349 349
BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ
0901 349 349
Facebook
Zalo: 0901349349