Phân tích mô hình kinh doanh của PepsiCo mở rộng thị trường

By Võ Tuấn Hải - Lượt xem : 20188
Ngày đăng: / Ngày cập nhật:

Mô hình kinh doanh của PepsiCo Suntory chủ yếu tập trung vào việc thiết kế các chiến lược để phát triển chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng, đẩy mạnh kinh doanh quốc tế và gia tăng doanh thu. Vậy chi tiết cách thương hiệu đồ uống nổi tiếng nhất thế giới này triển khai mô hình kinh doanh như thế nào? Cùng Quảng Cáo Siêu Tốc tìm hiểu nhé!

Mô hình kinh doanh của PepsiCo

TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN PEPSICO

Một số thông tin tổng quan về PepsiCo:

1. Giới thiệu về PepsiCo

Là tập đoàn thực phẩm và đồ uống đa quốc gia. Lĩnh vực hoạt động của PepsiCo là sản xuất, tiếp thị và phân phối thực phẩm ăn nhẹ có hạt, đồ uống và các sản phẩm khác. Sở hữu nhiều thương hiệu nổi tiếng như Pepsi, 7 Up, Mirinda, Lay’s, Dorito, Gatorade, Tropicana, Quaker Oats,...được thành lập vào năm 1965.

Hiện tại PepsiCo đã hoạt động tại hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, có hơn 291.000 nhân viên, doanh thu năm 2022 đạt 76,4 tỷ USD. Trở thành một trong những công ty thực phẩm và đồ uống lớn nhất thế giới cùng những cam kết hoạt động bền vững và có trách nhiệm với cộng đồng.

2. Triết lý kinh doanh của Pepsi

Tầm nhìn: Trở thành công ty thực phẩm và đồ uống hàng đầu thế giới, được người dùng yêu thích và tôn trọng.

Sứ mệnh: Ăn uống thả ga, lan tỏa nụ cười.

Giá trị cốt lõi:

  • • Con người: Sáng tạo, dám nghĩ dám làm, tôn trọng, phát triển và trao quyền cho nhân viên.

  • • Sản phẩm: Cung cấp sản phẩm chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.

  • • Lợi nhuận: Đảm bảo lợi nhuận cho cổ đông và tái đầu tư công ty.

  • • Trách nhiệm: Với môi trường và cộng đồng.

Với những giá trị trên, Pepsi kinh doanh với triết lý “Chia sẻ lợi nhuận với cộng đồng” và “Quan tâm đến khách hàng, người tiêu dùng và môi trường chúng ta đang sống”, thương hiệu này không ngừng cải tiến sản phẩm và cung cấp những giải pháp bảo vệ môi trường tốt hơn - điều này tạo nên dấu ấn thương hiệu và nhận được sự quan tâm từ người dùng. Đây cũng được xem là lý do chính tạo nên chiến dịch “Pepsi - Think & Drink” nhằm kêu gọi người dùng sử dụng chai thủy tinh góp phần bảo vệ môi trường.

Triết lý kinh doanh của Pepsi

3. Mục tiêu chiến lược kinh doanh của Pepsi

PepsiCo đặt ra những mục tiêu chiến lược kinh doanh nhằm duy trì vị thế dẫn đầu trong ngành thực phẩm và đồ uống, đồng thời đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và thị trường như:

  • • Tăng trưởng doanh thu: mở rộng danh mục sản phẩm, tập trung vào các sản phẩm tốt cho sức khỏe, phát triển kênh bán hàng mới, gồm cả kênh trực tuyến.

  • • Nâng cao lợi nhuận: tăng hiệu quả hoạt động, giảm chi phí sản xuất và phân phối để tối ưu hóa giá bán để thu hút khách hàng.

  • • Nâng cao vị thế thương hiệu: tăng cường nhận thức và thiện cảm của người tiêu dùng đối với thương hiệu, xây dựng hình ảnh thương hiệu gắn liền với sự đổi mới, sáng tạo và trách nhiệm.

MÔ HÌNH KINH DOANH CỦA PEPSICO

Mô hình kinh doanh của PepsiCo gồm các yếu tố:

1. Tập trung vào các thị trường mới nổi

Các thị trường mới nổi hiện nay có dân số rất động đảo, đặc biệt là nhóm dân số trẻ, tạo ra thị trường tiêu thụ rộng lớn cho các sản phẩm của Pepsi. Nếu kinh thế ở những thị trường này phát triển nhanh chóng, dẫn đến thu nhập trung bình tăng cao, thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng với các sản phẩm thực phẩm và đồ uống chất lượng cao.

Không chỉ vậy, chi phí sản xuất và vận hành thường thấp hơn so với các thị trường phát triển. Ít có sự cạnh tranh từ các đối thủ cạnh tranh lớn như: Coca-Cola, Nestle,...Giúp Pepsi tiết kiệm chi phí, tạo điều kiện thuận lợi để mở rộng kinh doanh.

Cựu Giám đốc điều hành PepsiCo Indra Nooyi đã công khai chiến lược tăng cường mức độ hiện diện  của công ty tại các thị trường mới nổi. Trong năm 2015, công ty đã chứng kiến sự tăng trưởng lên đến 2 con số trong báo cáo doanh số bản đồ ăn nhẹ tại Trung Quốc và Pakistan. Đồng thời, PepsiCo cũng duy trì vị trí của mình ở Trung Đông - thị trường mới nổi khi đó.

2. Phát triển sản phẩm

Hiểu được việc đáp ứng nhu cầu khách hàng là cách duy nhất để thu hút và giữ chân người tiêu dùng ở lại. Pepsi chú trọng nghiên cứu và phát triển (R&D), đầu tư cho cải tiến sản phẩm, công thức mới, và bao bì bền vững. 

Ngoài những sản phẩm chủ chốt, làm nên thương hiệu PepsiCo như Pepsi, Diet Pepsi, Pepsi Max, 7 Up, Mirinda, Gatorade, Aquafina, snack khoai tây Lay’s,...Tập đoàn này đã cải tiến thêm một số sản phẩm mới để đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng như:

  • • 7 Up Masala: Phát triển ở Ấn Độ để phù hợp với khẩu vị cay nồng của người dân địa phương.

  • • Lay’s Wasabi: Có mặt tại Nhật Bản để phù hợp với sở thích người dân nội địa.

  • • Aquafina Sparkling: Nước khoáng có ga vị trái cây, được giới thiệu là phù hợp với những người phụ nữ yêu thích sự sành điệu.

  • • Naked Juice: Nước ép trái cây, có nhiều vitamin và khoáng chất, tốt cho sức khỏe phái nữ.

PepsiCo cũng cam kết giảm lượng đường, muối và chất béo trong sản phẩm để bảo vệ sức khỏe người dùng.

Không chỉ cải tiến chất lượng và hương vị, PepsiCo cũng chú trọng cải thiện bao bì để bảo vệ môi trường, nâng cao tính tiện lợi cho người tiêu dùng.

THAM KHẢO:

1. Phòng marketing thuê ngoài uy tín

2Công ty tư vấn marketing hiệu quả

3Dịch vụ marketing tổng thể giá rẻ

4Dịch vụ setup phòng marketing trọn gói

Pepsi phát triển sản phẩm

3. Ứng dụng kỹ thuật công nghệ

Giữa thời đại 4.0, kỹ thuật công nghệ là yếu tố mà Pepsi chú trọng đầu tư để phát triển cùng với thế giới.

PepsiCo đã ra mắt hai trung tâm kỹ thuật số (digital hubs) đầu tiên tại thành phố Dallas (Mỹ) và Barcelona (Tây Ban Nha). Tạo tiền đề cho việc triển khai các công nghệ hàng đầu như máy học (machine learning) và trí tuệ nhân tạo trong việc sản xuất các sản phẩm hấp dẫn, phù hợp với thị hiếu khách hàng.

Với dự án trên, Pepsi kỳ vọng sẽ từng bước chuyển đổi kỹ thuật số trong hoạt động kinh doanh, sản xuất và hệ thống phân phối của tập đoàn.

4. Thiết lập hệ thống phân phối rộng khắp

Pepsi có hệ thống phân phối đa kênh và rộng khắp như trực tiếp, trực tuyến, thông qua nhà phân phối, với mạng lưới trải dài hơn 195 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. 

Pepsi đặc biệt chú trọng cả những hình thức bạn hàng truyền thống (tạp hóa, đại lý), hiện đại (siêu thị, cửa hàng tiện lợi) để tiếp cận tối đa người tiêu dùng ở khắp  mọi nơi.

5. Kết hợp nhiều chiến lược giá

Để mọi người tiêu dùng đều có thể sử dụng sản phẩm của mình, PepsiCo đã ứng dụng kết hợp nhiều chiến lược giá như:

  • • Định giá thâm nhập thị trường: Đây là chiến lược định giá sản phẩm mới tương đối thấp nhừm mục đích thâm nhập thị trường và thu hút lượng lớn khách hàng, chiếm được thị phần lớn.

  • • Định giá chiết khấu: Điều chỉnh giá để cung cấp chiết khấu cho khách hàng mục tiêu của PepsiCo thanh toán trước thời hạn hoặc mua số lượng lớn.

  • • Định giá phân biệt theo sản phẩm: Các kiểu sản phẩm được định giá khác nhau và tỷ lệ thuận với chi phí tương ứng sản xuất từng loại sản phẩm.

  • • Định giá theo khu vực: Áp dụng mức giá khác nhau cho các khu vục khác nhau dựa trên chi phí vận chuyển, thuế, thu nhập bình quân đầu người.

THAM KHẢO:

1. Phân tích môi trường vi mô của Pepsi

2. Phân tích quy trình bán hàng cá nhân của Pepsi

Pepsi kết hợp nhiều chiến lược giá

6. Triển khai nhiều chương trình khuyến mãi

Một số chương trình khuyến mãi Pepsi dùng để thu hút khách hàng, gia tăng doanh thu gồm:

Giảm giá

  • • “Mua 2 tặng 1” cho sản phẩm nước ngọt Pepsi: Diễn ra tại khắp các cửa hàng tạp hóa và siêu thị trên toàn quốc năm 2023.

  • • Tặng phiếu giảm giá cho khách hàng: Vào năm 2022, PepsiCo đã tặng phiếu giảm giá 10.000 VNĐ cho khách hàng khi mua sản phẩm Lay’s.

  • • Mua nhiều tặng nhiều: năm 2021, Pepsi đã triển khai chương trình “Mua 4 lon Pepsi Max tặng 1 lốc Pepsi Max”.

Tặng quà

  • • Tặng ly sứ khi mua Pepsi: Diễn ra năm 2022 tại các cửa hàng tạp hóa và siêu thị trên toàn quốc.

  • • Tổ chức bốc thăm trúng thưởng: Năm 2023, Pepsi đã triển khai chương trình bốc thăm với giải thưởng là một chiếc xe máy.

  • • Tặng quà theo mùa hoặc dịp lễ: năm 2022, Pepsi đã tặng lồng đèn cho khách hàng dịp Trung Thu.

Khuyến mãi liên kết

  • • Hợp tác với các nhà bán lẻ để thực hiện chương trình khuyến mãi: năm 2023, Pepsi đã hợp tác cùng siêu thị Coopmart để thực hiện chương trình “Mua 1 tặng 1” cho sản phẩm Pepsi.

  • • Tặng quà khi khách hàng mua sản phẩm Pepsi với sản phẩm của thương hiệu đã liên kết: năm 2022, thương hiệu này đã tặng móc khóa khi khách hàng mua Pepsi và snack Lay’s.

7. Phát triển bền vững

Tin rằng phát triển bền vững là yếu tố quan trọng để có được sự tin tưởng của người tiêu dùng, cộng đồng và củng cố vị thế dẫn đầu thị trường ngành, Pepsi đã thực hiện:

Bảo vệ môi trường

  • • Cam kết giảm rác thải, giảm lượng khí thải nhà kính, sử dụng năng lượng hiệu quả và tiết kiệm nước.
  • • Sử dụng nguyên liệu tái chế, tiết kiệm năng lượng.

  • • Thay thế bao bì nhựa bằng các vật liệu thân thiện với môi trường như giấy, thủy tinh.

  • • Tài trợ các dự án bảo vệ môi trường như trồng cây, bảo vệ nguồn nước, chống biến đổi khí hậu.

Trách nhiệm xã hội

  • • Hỗ trợ các chương trình giáo dục: Pepsi tài trợ cho các chương trình giáo dục giúp trẻ em có điều kiện học tập tốt hơn.

  • • Tài trợ các chương trình y tế: Có nhiều hỗ trơ về kinh tế giúp cải thiện sức khỏe cộng đồng.

  • • Hỗ trợ phát triển kinh tế: Triển khai nhiều chương trình phát triển kinh tế để cải thiện đời sống người dân.

8. M&A và liên minh

PepsiCo tích cực thực hiện chiến lược M&A và liên minh để mở rộng thị phần, tăng cường năng lực sản xuất, phân phối và tiếp cận các thị trường mới.

M&A 

  • • Mua lại Tropicana năm 1998 đẻ tăng cường vị thế trong thị phần nước trái cây.

  • • Mua lại Quaker Oats năm 2001 để mở rộng sang mảng thực phẩm tốt cho sức khỏe.

  • • Thu mua Frito-Lay năm 1965 để trở thành nhà sản xuất snack lớn nhất thế giới.

  • • Thu mua Wimm-Bill-Dann năm 2011 để trở thành nhà sản xuất sữa lớn nhất tại Nga.

Liên minh

  • • Hợp tác cùng Starbucks năm 2015 để bán sản phẩm cà phê Frappuccino của thương hiệu này trong các cửa hàng tiện lợi của PepsiCo.

  • • Hợp tác với Beyond Meat năm 2021 để phát triển và bán sản phẩm thịt chay.

Pepsi M&A và liên minh chiến lược

9. Chiến lược marketing mạnh mẽ sáng tạo

  • • Tận dụng các kênh truyền thông: quảng cáo TV, báo chí, internet, hợp tác với người nổi tiếng để quảng bá sản phẩm.

  • • Định vị thương hiệu gắn với giới trẻ: Xây dựng hình ảnh trẻ trung năng động thông qua bao bì, sự kiện âm nhạc, cung cấp những sản phẩm có hương vị mới lạ, hấp dẫn,...

  • • Các chiến dịch quảng cáo mang tính biểu tượng: The Joy of Pepsi (1987), Pepsi Max Taste Challenge (2007), Pepsi Emoji (2015), For the Love of It (2020),...

  • • Tập trung vào trải nghiệm khách hàng: Tổ chức sự kiện, hoạt động khuyến mãi, cung cấp dịch vụ khách hàng chu đáo, tạo sản phẩm mới và sáng tạo dựa trên nhu cầu khách hàng.

  • • Tài trợ thể thao: FIFA World Cup (từ năm 2002), UEFA European Championship, UEFA Champions League, Super Bowl (2004), NBA (2015), League of Legends World Championship (từ 2018),...

BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA PEPSICO

Củng cố vị thế, tăng trưởng thông qua các thương vụ sáp nhập và mua lại (M&A)

Doanh nghiệp này liên tục mở rộng danh mục thương hiệu và sản phẩm của mình thông qua các thương vụ sáp nhập và mua lại. M&A có thể cung cấp những lợi thế trong việc tiếp cận năng lực và cơ sở hạ tầng, giảm chi phí trực tiếp. Nhờ vào đó, danh mục đầu tư của PepsiCo đã có đến 57 thương hiệu, mỗi thương hiệu tạo ra ít nhất một tỷ USD doanh thu bán lẻ hàng năm.

Hình thành liên minh chiến lược quy mô toàn cầu

Liên minh chiến lược là một hình thức phát triển kinh doanh cực kỳ phổ biến trên thế giới. Khi áp dụng chiến lược này, Pepsi đã thâm nhập và chiếm được nhiều thị phần ở một số khu vực trên thế giới.

Cụ thể, quan hệ đối tác chiến lược với Tingyi để giành thị phần trong thị trường đồ uống đang phát triển ở Trung Quốc. Việc thành lập một liên doanh với Tata ở Ấn Độ để tăng cường khả năng sản xuất nước giải khát và bắt đầu quan hệ với Almarai ở Ả Rập Saudi. Ngoài ra, Pepsi cũng hợp tác với Starbucks, một chuỗi quán cà phê toàn cầu và chiếm được thị phần đáng kể trong thị trường cà phê đóng chai và cà phê pha sẵn toàn cầu, doanh thu năm 2018 đạt 2.5 tỷ USD, 2021 đạt 4.3 tỷ USD.

Pepsi hình thành liên minh chiến lược quy mô toàn cầu

Đổi mới trong các chiến dịch truyền thông

Nắm bắt được đối tượng khách hàng cần chú trọng nhất là giới trẻ, Pepsi đã bắt đầu đổi mới trong các chiến dịch truyền thông với nội dung sáng tạo, tập trung vào trải nghiệm người dùng và ứng dụng các công nghệ mới để thu hút tệp khách hàng này. Mang đến hình ảnh tươi trẻ, năng động hơn cho PepsiCo.

KẾT LUẬN

Bài viết trên là cách mà PepsiCo triển khai mô hình kinh doanh của mình cùng với đó là những bài học kinh nghiệm, đánh giá tính hiệu quả của mô hình kinh doanh PepsiCo. Hy vọng những thông tin mà Quảng Cáo Siêu Tốc chia sẻ sẽ giúp bạn có được cái nhìn tổng quan hơn về mô hình này nhé!

CEO & Founder VÕ TUẤN HẢI
CEO & Founder VÕ TUẤN HẢI

Hơn 15 năm chuyên tâm với nghiệp Digital Marketing

  • PHÓ THỦ TƯỚNG  Đến Tận Nhà Thăm Mô Hình Làm Marketing 21/8/2014
  • CEO & Founder DMV INTERNATIONAL Co.LTD
  • Sáng Lập Quangcaosieutoc.Com - Top 1 Agency Digital Marketing Cho DN SME
  • Sáng Lập Websieutoc.Vn - Thiết Kế Website Chuẩn Ma Trận Bao Vây
  • Sáng Lập Quảng Cáo Siêu Tốc Academy - Học Viện Marketing Online
  • Sáng Lập Giải Pháp Marketing "Ma Trận Bao Vây" - Giải Pháp Marketing Tổng Lực
Banner đăng ký tư vấn mobile
Bạn sẽ nhận được cuộc gọi tư vấn trong 24 giờ
Hotline: 0901 349 349