Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Vinamilk| Phân tích chi tiết
Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Vinamilk được xây dựng dựa trên mô hình five forces của Michael Porter. Giúp doanh nghiệp sữa này hiểu rõ hơn về môi trường cạnh tranh và đưa ra các giải pháp, chiến lược hiệu quả, bền vững để thu hút người tiêu dùng, giữ vững vị thế đầu ngành. Vậy chi tiết mô hình này như thế nào, cách thương hiệu Vinamilk giải quyết khó khăn như thế nào? Hãy cùng Quảng Cáo Siêu Tốc tìm hiểu ngay nhé!
Nội Dung [Ẩn]
KHÁI QUÁT VỀ VINAMILK
Vinamilk là công ty sữa hàng đầu Việt Nam, được thành lập vào năm 1976, có trụ sở chính tại TP.HCM và đang hoạt động tại 63 tỉnh thành trên cả nước. Hiện tại Vinamilk đang sản xuất và cung cấp đa dạng sản phẩm như: sữa tươi, sữa bột, sữa chua, nước trái cây,... cho mọi đối tượng khách hàng với dây chuyền sản xuất hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Sau nhiều năm hoạt động và không ngừng phát triển, Vinamilk đang là doanh nghiệp dẫn đầu thị trường sữa Việt Nam với 54,5% thị phần. Công ty cũng là một trong những doanh nghiệp sữa lớn nhất khu vực Đông Nam Á, xuất khẩu sản phẩm sang hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
PHÂN TÍCH MÔ HÌNH 5 ÁP LỰC CẠNH TRANH VINAMILK THEO MICHAEL PORTER
Mô hình 5 áp lực cạnh tranh Vinamilk giúp doanh nghiệp xác định điểm mạnh, điểm yếu, đánh giá mức độ cạnh tranh và đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp với 5 yếu tố như:
1. Sự cạnh tranh trong ngành
-
• Cạnh tranh trong ngành sữa Việt Nam ngày càng gay gắt với sự tham gia nhiều đối thủ tiềm năng, cả trong và ngoài nước. Các đối thủ này có tiềm lực tài chính mạnh, nguồn lực dồi dào và chiến lược kinh doanh linh hoạt.
-
• Vinamilk tuy là doanh nghiệp dẫn đầu với thị phần sữa nước chiếm 54,5%, 84,7% với sữa chua ăn, 33,9% với sữa chua nước. Nhưng các đối thủ cạnh tranh lớn mạnh cũng rất nhiều như: TH True Milk, Nestle, Abbott, Mead Johnson, Cô gái Hà Lan, Mộc Châu,... Tất cả đều có nguồn lực và thương hiệu lớn mạnh, liên tục cho ra mắt các sản phẩm mới, có thể soán ngôi Vinamilk bất cứ lúc nào.
-
• Ngoài sữa, Vinamilk cũng phân phối một số sản phẩm khá như: đường, phomai, cà phê,... nhưng chưa có nhiều điểm nổi trội so với những ông lớn khác đã tồn tại lâu trong ngành.
-
• Sản phẩm sữa của Vinamilk tuy được đánh giá cao về chất lượng, hương vị và giá cả, nhưng đối thủ cũng không ngừng nỗ lực nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ để cạnh tranh với Vinamilk.
THAM KHẢO:
1. Phòng marketing thuê ngoài uy tín
2. Dịch vụ tư vấn marketing hiệu quả
3. Dịch vụ marketing online giá rẻ
4. Dịch vụ setup phòng marketing trọn gói
2. Quyền lực của nhà cung cấp
Đây không còn là yếu tố quá quan trọng có thể gây áp lực cho Vinamilk. Sức mạnh thương lượng của nhà cung cấp đối với Vinamilk tương đối thấp. Nguyên nhân là do Vinamilk là một doanh nghiệp lớn, có thị phần cao và sức mua lớn. Không chỉ vậy, thương hiệu này đang tích cực đẩy mạnh việc xây dựng các trang trại bò sữa. Điều này ngoài giúp Vinamilk kiểm soát nguồn cung còn giúp doanh nghiệp quản lý chất lượng, đảm bảo sản phẩm thơm ngon, đạt tiêu chuẩn khi đến tay người tiêu dùng.
Tính từ lúc phát triển cho đến nay, thương hiệu đã có được hệ thống 12 trang trại bò sữa đạt chuẩn quốc tế lớn nhất châu Á với số lượng lên đến 130.000 con. Toàn bộ trang trại được áp dụng công nghệ 4.0 trong quản lý và chăn nuôi bò sữa. Bò giống được nhập khẩu trực tiếp từ Mỹ, Úc, New Zealand, mỗi ngày cung cấp từ 950-1000 tấn sữa. Không chỉ vậy, cỏ dùng trong chăn nuôi cũng do thương hiệu tự chủ, mang đến thế chủ động cho Vinamilk trên bàn đàm phán với nhà cung cấp.
Ngoài tự chủ nguồn cung, Vinamilk đã và đang hợp tác với các hộ nông dân chăn nuôi bò sữa. Tuy nhiên, hoạt động này gặp phải khó khăn do đại dịch Covid bùng phát, làm giá thức ăn chăn nuôi bị đẩy lên cao, khẩu phần ăn của bò thay đổi nên buộc nhiều nông dân phải bỏ nghề vì không đủ kinh phí.
Sức mạnh thương lượng của nhà cung cấp đối với Vinamilk tương đối thấp. Nguyên nhân vì Vinamilk là một doanh nghiệp lớn, có thị phần cao và sức mua lớn.
3. Quyền lực của khách hàng
Giữa thị trường quá nhiều thương hiệu sữa đồng đều nhau về chất lượng và giá thành, người có tiêu dùng có đa dạng sự lựa chọn, dễ thay đổi.
Chính vì thế, khách hàng có thể lựa chọn sử dụng nhiều thương hiệu sữa khác nhau khi có nhu cầu thay đổi hương vị hoặc muốn thử sản phẩm mới ra mắt. Việc internet phát triển cũng giúp người dùng có thể dễ dàng tìm kiếm và so sánh mọi thông tin về sản phẩm như: giá, thành phần, review,... giữa các thương hiệu, đưa ra những lựa chọn mới cho mình mà không cần quá lăn lăn suy nghĩ.
Những khách hàng mua lẻ sẽ không ảnh hưởng nhiều đến giá bán nhưng những đại lý, nhà phân phối, key account mua hàng với số lượng lớn sẽ có quyền thương lượng giá cực lớn, tác động trực tiếp đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng cuối cùng thông qua việc giới thiệu, tư vấn sản phẩm.
Tham khảo: Ma trận QSPM của Vinamilk
4. Mối đe dọa từ sản phẩm thay thế
Ngoài trẻ em, nhu cầu về sữa của các đối tượng khách hàng khác vẫn chưa phải là nhu cầu thiết yếu. Vì thế, họ có thể dễ dàng chuyển từ sữa sang các loại thức uống khác mà vẫn đảm bảo bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng như: sữa đậu nành, sữa chua, các loại nước giải khát pha chế với sữa,... Khách hàng có thể dễ dàng chuyển sang sản phẩm thay thế mà không phải chịu nhiều chi phí.
Ngoài ra, vì nước ta có nền ẩm thực cực kỳ phong phú nên sữa cũng có thể bị thay thế bởi các loại thức ăn hấp dẫn từ nhà hàng đến đường phố, khiến nhu cầu tiêu thụ sữa giảm mạnh. Đòi hỏi Vinamilk phải đổi mới sản phẩm liên tục để đáp ứng xu hướng thị trường và giữ chân khách hàng.
5. Mối đe dọa từ đối thủ cạnh tranh tiềm năng
Bộ quy định của chính phủ Việt Nam dần gỡ bỏ các rào cản và còn thêm vào các điều khoản hỗ trợ cho ngành sữa như giảm thuế xuất nhập khẩu, tạo cơ hội cho các đối thủ mới và thương hiệu sữa ngoại gia nhập thị trường Việt Nam, khiến thị phần của Vinamilk bị chia nhỏ.
Các doanh nghiệp sữa nước ngoài có tiềm lực tài chính mạnh và kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh sữa. Điều này khiến cho các doanh nghiệp này có thể dễ dàng gia nhập thị trường Việt Nam và cạnh tranh với các doanh nghiệp nội địa.
Các doanh nghiệp sữa nước ngoài đang ngày càng quan tâm đến thị trường sữa Việt Nam. Theo báo cáo của Euromonitor International, thị phần các doanh nghiệp sữa nước ngoài trên thị trường sữa Việt Nam dự kiến sẽ tăng từ 25% vào năm 2021 lên 28% vào năm 2025.
Chính những điều trên cùng việc một số thương hiệu lớn khác ngành trên thế giới như Coca Cola cũng hăm he gia nhập ngành sữa với sản phẩm sữa trái cây Nutriboost khiến cho mối đe dọa từ đối thủ cạnh tranh tiềm năng đối với Vinamilk ngày càng cao.
Ngành sữa Việt Nam cũng là một ngành có tiềm năng phát triển lớn với dân số đông và nhu cầu tiêu dùng sữa ngày càng tăng cao. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các đối thủ tiềm năng gia nhập thị trường.
GIẢI PHÁP CỦA VINAMILK ĐỂ GIẢM THIỂU CÁC ÁP LỰC CẠNH TRANH FIVE FORCES
Vinamilk là một trong những doanh nghiệp dẫn đầu thị trường sữa Việt Nam. Để duy trì vị thế dẫn đầu của mình, Vinamilk đã thực hiện một số giải pháp để giảm thiểu các áp lực cạnh tranh five forces.
-
• Nâng cao chất lượng sản phẩm: Để có thể cạnh tranh giữa quá nhiều đối thủ mạnh ở cả trong lẫn ngoài nước. Vinamilk cần cải tiến sản phẩm, đa dạng hóa danh mục, sáng tạo để tạo ra các sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.
-
• Mở rộng thị trường: Vinamilk đã mở rộng thị trường ra Đông Nam Á và ngoài khu vực, đặc biệt là các thị trường tiềm năng có ít đối thủ cạnh tranh. Điều này sẽ giúp Vinamilk giảm thiểu cạnh tranh và tăng trưởng doanh thu.
-
• Tập trung phát triển nguồn cung cấp nội bộ: Vinamilk đã triển khai chiến lược "từ đồng cỏ đến bàn ăn" (Kiểm soát chuỗi cung ứng, đảm bảo chất lượng) bằng việc đầu tư 12 trang trại bò sữa lớn nhất Châu Á, đạt chuẩn quốc tế, ứng dụng công nghệ 4.0 trong quản lý trang trại và chăn nuôi bò sữa. Đặc biệt là quy trình vắt sữa tự động, khép kín, đảm bảo nguồn sữa tươi ngon, thuần khiết. Cho ra sản lượng sữa tươi từ 950-1000 tấn/ngày, giảm bớt sự phụ thuộc vào nhà cung cấp bên ngoài.
-
• Tăng cường mối quan hệ với các nhà cung cấp: Vinamilk xây dựng mối quan hệ hợp tác lâu dài với các nhà cung cấp, giúp thương hiệu này có nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định với giá cả cạnh tranh.
-
• Cải thiện năng lực nghiên cứu và phát triển: Ứng dụng công nghệ cao vào quá trình chăn nuôi bò, sản xuất và quản lý và vận chuyển sữa, nâng cao chất lượng sản phẩm.
-
• Tận dụng tối đa thị trường trong nước: Thực hiện kế hoạch sữa dành cho người Việt bằng cách nghiên cứu nhu cầu, thấu hiểu thị hiếu, khẩu vị người tiêu dùng nước ta.
-
• Phát triển các sản phẩm phù hợp cho nhiều mục đích sử dụng hơn: Không chỉ sản xuất sữa dành cho trẻ em với khả năng cung cấp chất dinh dưỡng giúp trẻ lớn nhanh, khỏe mạnh. Vinamilk cũng cung cấp các dòng sữa chua uống, nước trái cây có tác dụng hỗ trợ đường ruột, đẹp dáng, đẹp da cho người trưởng thành, nhất là các chị em phụ nữ, các loại kem và sữa đặc để ăn vặt, làm bánh, pha thức uống.
-
• Tăng cường truyền thông, giáo dục người tiêu dùng: Triển khai các hoạt động truyền thông, giáo dục người tiêu dùng về lợi ích của sữa. Từ đó tăng cường nhận thức của người tiêu dùng về sữa, giảm thiểu sức hấp dẫn của các sản phẩm thay thế.
-
• Gia tăng lợi thế cạnh tranh bằng cách đầu tư thêm vào các nhà máy để nâng cao năng suất, hợp tác với các đối thủ tiềm năng để cùng nhau chiếm lĩnh thị trường.
KẾT LUẬN
Trên đây là bài viết phân tích 5 áp lực cạnh tranh của Vinamilk và những giải pháp thương hiệu này đã thực hiện để giải quyết những áp lực trên. Đây là một ví dụ về mô hình 5 áp lực cạnh tranh vô cùng đáng học hỏi có thể giúp bạn hiểu được một phần về mô hình 5 áp lực cạnh tranh của ngành sữa tổng quan. Hy vọng những thông tin mà Quảng Cáo Siêu Tốc cung cấp hữu ích với bạn nhé!