Phân tích chiến lược Marketing của Samsung tại Việt Nam
Chiến lược Marketing của Samsung là một trong các yếu tố quan trọng giúp thương hiệu thu hút người mua tiềm năng, tăng lợi thế cạnh tranh. Thông qua nhiều nỗ lực đa dạng hóa sản phẩm, truyền thông xã hội social media, quản trị kênh phân phối và thúc đẩy xúc tiến hỗn hợp, Samsung đã xây dựng thương hiệu thành công, đặc biệt là dòng điện thoại Samsung Galaxy. Vậy chiến lược tiếp thị thương hiệu này như thế nào? Hãy cùng Quảng Cáo Siêu Tốc tìm hiểu chi tiết ngay nhé!
Nội Dung [Ẩn]
GIỚI THIỆU VỀ TẬP ĐOÀN SAMSUNG
Samsung là một tập đoàn đa quốc gia khổng lồ của Hàn Quốc, có trụ sở tại Seoul, được sáng lập năm 1938 bởi ông Lee Byung Chul. Tập đoàn này là một trong những thương hiệu về công nghệ đắt giá nhất thế giới hiện nay. Có tầm ảnh hưởng cực lớn tới nền kinh tế Hàn Quốc, đóng góp khoảng ⅕ tổng kim ngạch xuất khẩu quốc gia và là đối thủ mạnh nhất của Apple ở thời điểm hiện tại.
Sau hơn 3 thập kỷ hình thành và phát triển, Samsung đã từ một công ty buôn bán nhỏ lẻ trở thành một tập đoàn tài phiệt hoạt động đa ngành nghề bao gồm: chế biến thực phẩm, dệt may, bảo hiểm, chứng khoán, bất động sản, bán lẻ.
Trong đó, công nghệ và điện tử tiêu dùng, cụ thể là mảng điện thoại thông minh (smartphone) được Samsung chú trọng hơn cả. Họ tập trung đầu tư, nghiên cứu và phát triển nhiều chiến lược quảng cáo, dần trở thành ngành mũi nhọn mang lại doanh thu cao ngất ngưỡng cho tập đoàn.
1. Khách hàng mục tiêu của Samsung
Samsung áp dụng chiến lược mục tiêu đa phân khúc để đáp ứng thị trường mục tiêu rất lớn và đa dạng. Doanh nghiệp này chia thị trường thành các phân khúc khác nhau tương ứng với những dòng sản phẩm khác nhau dựa trên đặc điểm chung của đối tượng công chúng.
Độ tuổi:
Phân khúc mục tiêu mà họ hướng đến bao gồm nam và nữ từ 20-65 tuổi hoặc có thể lớn hơn. Cụ thể:
-
• Thanh thiếu niên và những người trưởng thành từ 14-25 tuổi: Là những khách hàng mục tiêu của điện thoại Samsung vì có hiểu biết nhiều về công nghệ, dễ dàng chấp nhận những công nghệ mới, sản phẩm mới.
-
• Từ 26-50 tuổi: Đây là nhóm đối tượng được nhắm đến phần lớn trong thị trường mục tiêu. Họ đang trong độ tuổi cần và có khả năng mua được bất kỳ sản phẩm nào mà Samsung cung cấp, nhất là smartphone.
Vị trí địa lý: Tập trung tại 2 thành phố lớn là TP.HCM và Hà Nội.
Hành vi mua sắm: Thường mua sản phẩm tại các kênh tiêu dùng trực tiếp như siêu thị điện máy, cửa hàng điện thoại,... vào các dịp đặc biệt như lễ, tết hoặc theo mùa.
Ngoài phân khúc qua độ tuổi, ở mỗi dòng điện thoại Samsung Galaxy, doanh nghiệp lại hướng đến những khách hàng khác nhau như:
-
• Galaxy M: Dành cho khách hàng tầm trung và bình dân. Chủ yếu hướng genZ và những người trẻ thuộc thế hệ thiên niên kỷ, những người rất sành điệu, có kiến thức, khả năng nghiên cứu, đánh giá về công nghệ và điện thoại khá tốt.
-
• Galaxy A series: Hướng đến khách hàng tầm trung và cận cao cấp.
-
• Galaxy S series: Hướng đến khách hàng cao cấp.
-
• Galaxy Fold và Galaxy Z Flip: Đây là dòng sản phẩm mở đầu kỷ nguyên điện thoại màn hình gập Dynamic AMOLED và Super AMOLED, có giá cực cao và hướng đến khách hàng siêu cao cấp.
2. Thông điệp quảng cáo của Samsung
Samsung có cho mình rất nhiều thông điệp quảng cáo trong mỗi chiến dịch truyền thông. Trong chiến dịch gần đây, đại sứ toàn cầu BTS đã gửi đi thông điệp quảng cáo mạnh mẽ về bảo vệ môi trường thông qua video “Galaxy x BTS: Galaxy for the Planet”. Trong đó thông điệp chính:
“Những hành động nhỏ của chúng ta có thể biến những gợn sóng thành làn sóng mới”, “ Cùng chung tay vì một tương lai tốt đẹp hơn”.
Nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn nhất thế giới này cho biết, việc sử dụng vật liệu mới là bước tiếp theo trong hành trình Galaxy vì Hành tinh với mục tiêu giảm thiểu mức sử dụng tài nguyên và lượng khí thải, góp phần khuyến khích lối sống bền vững hơn trong cộng đồng Galaxy.
THAM KHẢO:
1. Dịch vụ Marketing thuê ngoài cho doanh nghiệp
2. Tư vấn chiến lược Marketing doanh nghiệp
3. Dịch vụ Marketing online trọn gói
4. Tư vấn Marketing doanh nghiệp
5. Dịch vụ content Marketing chuẩn SEO
CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA SAMSUNG
Samsung đã áp dụng chiến lược kinh doanh quốc tế toàn cầu (Global Strategy) cho thương hiệu của mình. Đây là chiến lược cạnh tranh nhằm gia tăng lợi nhuận trên cơ sở cắt giảm chi phí trên phạm vi toàn cầu.
Chiến lược này thường được áp dụng bởi các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm mang tính chuẩn hóa, cạnh tranh chủ yếu dựa trên chi phí linh kiện điện tử, bán dẫn, bán thành phẩm. Các doanh nghiệp theo đuổi chiến lược này thường tung ra những sản phẩm giống nhau và sử dụng cùng chiến lược marketing trên tất cả thị trường.
Với Samsung, chiến lược này cho phép mỗi công ty con của Samsung có trách nhiệm cung cấp dịch vụ hoặc sản phẩm tới dây chuyền sản xuất của khách hàng trên địa phương. Đơn cử như dòng sản phẩm Galaxy. Galaxy có mặt ở hầu hết các quốc gia với thông số kỹ thuật và tính năng đồng nhất, bất kể nhu cầu quốc gia đó như thế nào. Nhờ vậy mà tiết kiệm được chi phí vì sản phẩm được chuẩn hóa.
PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA SAMSUNG THEO 4P
Việc xây dựng chiến lược marketing mix của các sản phẩm Samsung chủ yếu được triển khai theo 4 yếu tố chính như sau:
1. Chiến lược sản phẩm
Samsung rất chú trọng đầu tư vào việc nghiên cứu và phát triển để có thể mang đến những sản phẩm tốt nhất cho khách hàng, cung cấp nhiều sản phẩm thuộc những danh mục sản phẩm khác nhau theo chiến lược mix sản phẩm của Samsung.
Danh mục sản phẩm của Samsung gồm:
-
• Thiết bị di động - điện thoại thông minh: Samsung Galaxy, máy tính bảng, điện thoại khác, phụ kiện,...
-
• Thiết bị gia dụng: tủ lạnh, máy giặt, thiết bị nấu ăn, máy điều hòa không khí, máy hút bụi.
-
• TV/AV: TV Samsung, thiết bị âm thanh và video, phụ kiện.
-
• Công nghệ thông tin: máy in, màn hình,...
-
• Bộ nhớ/lưu trữ: SSD, SSD di động, thẻ nhớ, ổ USB Flash.
-
• TV: Led, LCD, Plasma TV, SMART TV, HDTV,...
-
• Máy ảnh và máy quay phim.
-
• Máy tính xách tay, máy tính bảng, máy in và phụ kiện khác.
Về bao bì và hộp đựng, Samsung hạn chế sử dụng nhựa. Quá trình đóng gói sản phẩm, sản xuất bao bì thường được làm từ bột giấy đóng khuôn, giúp tối đa không gian bên trong cũng như giảm thiểu chất thải ra môi trường. Ngoài ra, Samsung còn sử dụng lớp sơn phủ mờ trên bộ sạc thay vì sơn bóng, góp phần hạn chế lớp nhựa Vinyl bọc bên ngoài bộ sạc.
Ngoài ra, Giám đốc điều hành doanh nghiệp trí tuệ nhân tạo của Samsung - Maja Pantic cho biết, vào năm 2020, Samsung sẽ ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo AI cho tất cả thiết bị của mình để tạo ra những trải nghiệm và giá trị mới cho người dùng.
THAM KHẢO:
1. Phân tích Chiến lược Marketing của Honda tại Việt Nam
2. Phân tích Chiến lược marketing của Apple để trở thành bá chủ ngành công nghệ
2. Chiến lược 4P của Samsung về giá
Không giống các thương hiệu khác chỉ tập trung vào 1-2 phân khúc giá, Samsung đã quyết định trải dài sản phẩm của mình từ rẻ cho đến trung bình và cao cấp. Giúp khách hàng có thể dễ dàng tiếp cận sản phẩm của Samsung. Nhìn chung, chiến lược giá của Samsung gồm các chiến lược chính như:
2.1. Chiến lược giá hớt váng (Price skimming strategy)
Đây là chiến lược mà người bán đặt ra giá ban đầu tương đối cao cho những sản phẩm mới để khai thác nhu cầu nhóm khách hàng có sức mua cao để nhanh chóng thu hồi vốn và có lợi nhuận ngay. Sau khi khai thác hết nhóm này, doanh nghiệp giảm dần giá xuống để khai thác tiếp những khách hàng có sức mua thấp hơn.
Khi ra mắt Samsung Galaxy Z Flip gần đây, Samsung đã sử dụng giá hớt váng cho sản phẩm này. Thương hiệu cố gắng đạt được giá trị cao ngay từ đầu trước khi đối thủ cạnh tranh bắt kịp. Khi mẫu mã đã cũ hoặc đối thủ tung sản phẩm mới tương tự, Samsung sẽ giảm giá ngay lập tức.
2.2. Chiến lược giá cạnh tranh (Competitive pricing strategy)
Là phương pháp tận dụng giá củ đối thủ cạnh tranh cho cùng một sản phẩm tương tự để làm cơ sở định giá. Tập trung vào các thông tin từ đối thủ, thị trường hơn là chi phí sản xuất (định giá theo chi phí) và giá trị sản phẩm (định giá dựa trên giá trị).
Dựa vào cột mốc giá sản phẩm cạnh tranh, Samsung thường định giá sản phẩm theo 3 cách: thấp hơn giá sản phẩm cạnh tranh, bằng giá sản phẩm cạnh tranh, cao hơn sản phẩm cạnh tranh.
Đơn cử như, đối với các đối thủ trong từng lĩnh vực (LG ở mảng thiết bị gia dụng, Whirlpool ở mảng máy giặt, Cannon ở mảng máy ảnh), Samsung thường giữ giá cạnh tranh so với đối thủ để đánh bại đối thủ của mình.
3. Chiến lược kênh phân phối
Hệ thống kênh phân phối rộng khắp là một trong những điểm mạnh trong chiến lược Marketing 4P của Samsung. Thương hiệu này hiện diện qua nhiều kênh khác nhau. Cụ thể như:
-
• Công ty bán lẻ: Hợp tác với các công ty bán lẻ lớn, uy tín tại Việt Nam như Thế Giới Di Động, FPT, Viễn Thông A, Viettel Store, Nguyễn Kim, CellphoneS, TechOne,...
-
• Hệ thống Siêu thị điện máy: Phân phối tại các siêu thị lớn như Pico Plaza, Ruby Plaza, Nguyễn Kim, Trần Anh,...
-
• Samsung Brand Shop: Hợp tác với nhà phân phối mở một loạt cửa hàng Samsung. Gần đây, Samsung đã tiến hành khai trương cửa hàng Samsung Plaza thứ 3 tại Cầu Giấy theo mô hình Brand Shop - Nơi chỉ bán sản phẩm của thương hiệu này, giúp khách hàng cảm thấy tin tưởng khi mua sản phẩm chính hãng tại đây.
4. Chiến lược xúc tiến hỗn hợp
Ở chiến lược xúc tiến, Samsung đã áp dụng cả 4 hình thức chính là quảng cáo, bán hàng cá nhân, khuyến mãi và quan hệ công chúng.
4.1. Chiến dịch truyền thông quảng cáo của Samsung
Samsung tận dụng quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng. Chú trọng nâng cao mức độ nhận diện thương hiệu qua các kênh truyền hình và chiến lược Digital marketing của Samsung thông qua mạng xã hội (Social Media).
Điều này cho thấy, thương hiệu này đang muốn tập trung vào nhóm khách hàng trẻ tuổi thông qua việc liên tục chạy quảng cáo trên Facebook, Instagram cùng các bài viết và hình ảnh thời thượng, trẻ trung, hiện đại, khơi gợi cảm hứng sáng tạo.
Samsung cũng cho ra mắt rất nhiều chiến dịch truyền thông kết hợp cùng các Influencer như:
-
• Mời những cái tên nổi tiếng trong làng giải trí Việt như: Thanh Hằng, Châu Bùi, Diễm My,... đến sự kiện ra mắt Galaxy Note 10 màn hình Phablet.
-
• Ra mắt chiến dịch “Awesome is for everyone” kết hợp cùng BlackPink để quảng bá những tính năng tốt nhất của dòng Galaxy A.
-
• Chiến dịch “Galaxy x BTS: Galaxy for the Planet” kết hợp cùng BTS, nhằm quảng bá cho hoạt động tái chế lưới đánh cá thành vật liệu mới cho các thiết bị Galaxy của thương hiệu, bắt đầu với Galaxy S22.
Ngoài ra, với các dòng sản phẩm cao cấp mới ra mắt như Z Flip, Samsung cũng rất chú trọng đầu tư các chiến lược Marketing của Galaxy Z Flip 3 và chiến lược marketing Galaxy Z Flip 4, giúp tính năng cũng như thiết kế độc đáo của sản phẩm đến được với người dùng một cách tối đa.
4.2. Bán hàng cá nhân
Hoạt động chào hàng cá nhân của Samsung gồm những hoạt động chính như:
-
• Cung cấp đầy đủ thông tin sản phẩm.
-
• Nhân viên bán hàng quan tâm đến việc cải thiện, duy trì mối quan hệ với khách hàng.
-
• Nhân viên cung cấp thông tin có ích cho việc hoạch định các chương trình khuyến mãi và quảng cáo.
4.3. Khuyến mãi
Samsung liên tục đưa ra các chương trình khuyến mãi hấp dẫn để thu hút khách hàng như:
-
• Khi đặt trước sản phẩm Galaxy Note 10, khách hàng sẽ được tặng bộ quà giá trị từ Samsung như: Sạc dự phòng không dây Wireless Power, củ sạc siêu nhanh Super Fast Charger 45W, vòng đeo tay theo dõi sức khỏe Galaxy Fit,…
-
• Chương trình thu cũ đổi mới với thông điệp tiết kiệm 12,5 triệu đồng trên toàn quốc. Theo đó, Samsung sẽ thu mua điện thoại cũ với các điều kiện nhất định, đưa cho khách hàng Samsung Galaxy Note 10 mới và chương trình trả góp 0%.
4.4. Chiến lược PR của Samsung (quan hệ công chúng)
Để cải thiện mối quan hệ với công chúng, Samsung đã trở thành nhà tài trợ của nhiều tổ chức như Opera Sydney, giải thưởng NSWIS, quỹ Châu Đại Dương,...
Đối với dòng Galaxy Note, Samsung đã tổ chức chuỗi sự kiện Note Fan Party tại Việt Nam, là hoạt động dành riêng cho cộng đồng hâm mộ với nhiều tương tác thú vị và giao lưu cùng sao Việt.
CHIẾN LƯỢC TIẾP THỊ KÉO VÀ ĐẨY CỦA SAMSUNG
Hai chiến lược tiếp thị đẩy và kéo đều là chiến lược quảng cáo, nhằm đưa sản phẩm đến khách hàng mục tiêu. Giúp tạo ra nhu cầu cho sản phẩm trên thị trường và có ý nghĩa quan trọng đối với công ty Samsung.
Chiến lược kéo của Samsung
Thông qua mạng xã hội và tổ chức, Samsung luôn nỗ lực để duy trì mối quan hệ với người mua. Ngoài ra thương hiệu này cũng sử dụng các tài khoản trên mạng xã hội để đưa ra tuyên bố và thông báo mới về sản phẩm của mình để người dùng có thể dễ dàng nắm bắt thông tin. Samsung cũng hợp tác với nhà bán lẻ và nhà cung cấp ở các quốc gia khác để hỗ trợ họ bán sản phẩm Samsung Galaxy thông qua chiến lược xúc tiến bán hàng hỗn hợp.
Chiến lược đẩy của Samsung
Chiến lược đẩy là việc một tổ chức nỗ lực hoặc đẩy sản phẩm với sự trợ giúp của quảng cáo và bán hàng. Điều này được thể hiện rõ ràng thông qua phương tiện marketing truyền thống và digital marketing. Samsung áp dụng chiến lược này để người dùng có thể nhận thức được các sản phẩm của họ trên thị trường, nhất là các sản phẩm mới hoặc sắp ra mắt.
CÂU HỎI VỀ CHIẾN LƯỢC CỦA SAMSUNG
Một số câu hỏi thường gặp về chiến lược của Samsung gồm:
1. Định vị thị trường của Samsung như thế nào?
Định vị thị trường của Samsung cực lớn, gồm: máy tính xách tay, điện thoại thông minh, máy tính bảng, TV, máy lạnh,...Tập trung vào các chiến lược Marketing cực tốt để có thể định vị vị trí thương hiệu trong lòng khách hàng.
2. Vị thế của Samsung trên thị trường Việt Nam như thế nào?
Samsung là một trong những thương hiệu công nghệ lớn nhất tại Việt Nam, chiếm vị thế hàng đầu tại thị trường Việt Nam về các mặt hàng công nghệ, tạo ra 170.000 việc làm cho người lao động nước ta.
KẾT LUẬN
Bài viết trên là những thông tin phân tích chiến lược Marketing của Samsung. Có thể nói hãng đã vô cùng thành công khi xây dựng và triển khai chiến lược 4P thành công, là tăng mức độ nhận diện thương hiệu, trở thành case study đáng học hỏi cho các doanh nghiệp khác.