8P trong Marketing là gì? Cách ứng dụng 8P theo ngành 2024
8P trong marketing là phiên bản nâng cấp của mô hình 4P truyền thống, phù hợp để ứng dụng trong bối cảnh kinh doanh hiện đại. 8P chú trọng vào yếu tố con người, trải nghiệm khách hàng và hiệu suất, giúp doanh nghiệp tối ưu hóa chiến lược tiếp thị trong thời đại số. Với 8 yếu tố cấu thành như: Product (Sản phẩm), Price (Giá), Place (Phân phối), Promotion (Quảng bá), People (Con người), Process (Quy trình), Physical Evidence (Bằng chứng vật chất), Performance (Hiệu suất), 8P trở thành công cụ lập chiến lược đắc lực mà nhà quản trị không thể bỏ qua. Vậy cách ứng dụng mô hình marketing mix này cho các ngành nghề đặc thù và tích hợp với các mô hình tiếp thị khác như thế nào? Cùng Quảng Cáo Siêu Tốc tìm hiểu ngay nhé!
Nội Dung [Ẩn]
8P TRONG MARKETING LÀ GÌ?
8P trong marketing là công cụ lập chiến lược tiếp thị dựa trên 8 yếu tố: Product (sản phẩm), Price (giá), Place (phân phối), Promotion (quảng bá/xúc tiến), Physical Evidence (bằng chứng vật chất), People (con người), Processes (quy trình), Performance (hiệu suất).
Đây là mô hình được nâng cấp từ 4P (Philip Kotler, 1967) và 7P (Bernard Booms và Mary Jo Bitner, 1981) nhằm đáp ứng nhu cầu của bối cảnh kinh doanh hiện đại, nơi yếu tố con người, trải nghiệm khách hàng và hiệu suất đóng vai trò quan trọng.
Với 8P, nhà quản trị có thể phân tích thị trường sâu sắc và toàn diện với góc nhìn đa chiều về các yếu tố tác động đến quyết định mua hàng của khách hàng, xây dựng chiến lược marketing hiệu quả, nâng cao trải nghiệm khách hàng. Từ đó, tăng cường khả năng cạnh tranh bằng sự khác biệt so với đối thủ và thấu hiểu nhu cầu của đối tượng mục tiêu.
Tham khảo thêm: Chi tiết 7p trong marketing là gì?
PHÂN TÍCH CHI TIẾT 8 YẾU TỐ CỦA MÔ HÌNH 8P
8 yếu tố trong 8P giúp doanh nghiệp đưa ra những chiến lược tiếp thị hiệu quả gồm:
1. Product (Sản phẩm)
Là bất kỳ thứ gì có thể được cung cấp cho thị trường nhằm thỏa mãn một nhu cầu hoặc mong muốn của khách hàng. Sản phẩm không chỉ bao gồm hàng hóa vật lý mà còn bao gồm dịch vụ, trải nghiệm, sự kiện, con người, địa điểm, tài sản, tổ chức, thông tin và ý tưởng.
Sản phẩm là yếu tố cốt lõi trong chiến lược tiếp thị của doanh nghiệp vì đây là lý do chính mà khách hàng chọn một doanh nghiệp thay vì đối thủ. Chất lượng, tính năng, giá trị sản phẩm ảnh hưởng đến sự hài lòng và lòng trung thành khách hàng, doanh thu và thị phần doanh nghiệp.
3 cấp độ chính của sản phẩm gồm:
-
• Sản phẩm cốt lõi (Core Product): Lợi ích cốt lõi hoặc dịch vụ mà khách hàng thật sự mua.
-
• Sản phẩm thực tế (Actual Product): Là phiên bản cụ thể của sản phẩm bao gồm các đặc điểm và tính năng như thiết kế, bao bì, nhãn hiệu, chất lượng.
-
• Sản phẩm gia tăng (Augmented Product): Các dịch vụ và lợi ích bổ sung đi kèm nhằm nâng cao giá trị của sản phẩm, như bảo hành, dịch vụ hậu mãi, hỗ trợ kỹ thuật, và các dịch vụ chăm sóc khách hàng khác.
Ví dụ: Iphone của Apple
-
• Sản phẩm cốt lõi: Khả năng liên lạc, giải trí, làm việc và quản lý cuộc sống cá nhân một cách hiệu quả.
-
• Sản phẩm thực tế: Một chiếc smartphone với công nghệ tiên tiến, thiết kế sang trọng, sử dụng các vật liệu cao cấp, các chi tiết nhỏ đều được hoàn thiện tỉ mỉ, màn hình chất lượng cao, camera sắc nét, hiệu năng vượt trội, giúp Iphone trở thành biểu tượng của sự đẳng cấp và khác biệt.
-
• Sản phẩm gia tăng: Hệ sinh thái ứng dụng và dịch vụ phong phú trên Iphone thông qua App Store, tích hợp chặt chẽ với các sản phẩm khác của Apple như iPad, Macbook, Apple Watch. Đồng thời cung cấp nhiều dịch vụ hỗ trợ người dùng từ Apple như AppleCare, iCloud, Apple Music, hỗ trợ kỹ thuật tại Apple Store.
2. Price (Giá)
Là số tiền mà khách hàng phải bỏ ra để sở hữu một sản phẩm/dịch vụ. Đây là yếu tố quan trọng vì nó không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp mà còn phản ánh giá trị mà khách hàng cảm nhận được từ sản phẩm hoặc dịch vụ.
Các chiến lược định giá phổ biến gồm:
-
• Định giá dựa trên chi phí (Cost-plus Pricing): Doanh nghiệp xác định giá bằng cách cộng thêm một khoản lợi nhuận mong muốn vào tổng chi phí sản xuất và vận hành.
-
• Định giá cạnh tranh (Competitive Pricing): Giá sản phẩm được quyết định dựa trên giá của đối thủ cạnh tranh. Doanh nghiệp có thể định giá thấp hơn hoặc bằng đối thủ tùy thuộc vào chiến lược và vị thế trên thị trường.
-
• Định giá giá trị (Value-based Pricing): Giá được xác định dựa trên giá trị mà khách hàng cảm nhận được từ sản phẩm hoặc dịch vụ.
-
• Định giá hớt váng (Skimming Pricing): Sản phẩm khi vừa ra mắt có giá rất cao để tận dụng những khách hàng sẵn sàng chi trả, sau đó giá giảm dần theo thời gian.
-
• Định giá thâm nhập: Giá ban đầu được đặt thấp để thu hút khách hàng và giành thị phần. Sau đó bắt đầu tăng giá khi đã có lượng khách hàng ổn định.
Các yếu tố ảnh hưởng đến giá:
-
• Chi phí sản xuất và vận hành: Chi phí nguyên liệu, lao động, marketing…
-
• Nhu cầu và khả năng chi trả của khách hàng: Mức giá mà khách hàng sẵn sàng chi trả cho sản phẩm/dịch vụ.
-
• Giá trị cảm nhận của khách hàng: Sự nhận thức về chất lượng sản phẩm/dịch vụ và về thương hiệu.
-
• Thị trường và đối thủ cạnh tranh: Giá của đối thủ cạnh tranh, mức độ cạnh tranh của thị trường và sức mua của khách hàng.
-
• Mục tiêu kinh doanh: tăng trưởng thị phần, tối đa hóa lợi nhuận, thâm nhập thị trường.
-
• Chính sách pháp luật và thuế: Một số quy định của chính phủ và thuế cho từng ngành, từng sản phẩm.
Ví dụ: Starbucks
Starbucks sử dụng chiến lược định giá giá trị (Value-based Pricing), định giá cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh như: Trung Nguyên, Highlands Coffee… Tuy nhiên, thương hiệu này vẫn thu hút được lượng khách hàng trung thành đông đảo nhờ vào các yếu tố như: Phản ánh chất lượng cà phê cao, thương hiệu có vị thế trên thị trường và dịch vụ chăm sóc khách hàng tuyệt vời của Starbuck.
-
• Chất lượng cà phê cao cấp: Starbucks sử dụng nguồn nguyên liệu chất lượng, quy trình rang xay và pha chế chuyên nghiệp, đảm bảo cà phê khi đến tay khách hàng luôn thơm ngon, đậm đà đạt chuẩn.
-
• Không gian cửa hàng sang trọng, thoải mái: Thiết kế cửa hàng có không gian sang trọng, thoải mái, đa dạng khu vực, cung cấp đầy đủ tiện nghi như wifi miễn phí, ổ cắm điện, âm nhạc du dương cộng với mùi hương cà phê thoang thoảng đặc trưng, tạo cảm giác thư giãn, đẳng cấp cho khách hàng.
-
• Dịch vụ khách hàng tốt: Đội ngũ nhân viên thân thiện, nhiệt tình, luôn sẵn sàng chào đón, tư vấn và hỗ trợ khách hàng, quy trình gọi món nhanh chóng, đồ uống đa dạng.
DỊCH VỤ MARKETING HOT
1. Phòng Marketing thuê ngoài tốt nhất
2. Tư vấn chiến lược Marketing tổng thể
3. Dịch vụ Marketing online trọn gói
4. Dịch vụ tư vấn Marketing hiệu quả
5. Dịch vụ content Marketing chuẩn SEO
3. Place (Phân phối)
Place trong marketing mix đề cập đến các kênh, quy trình và chiến lược được sử dụng để đưa sản phẩm/dịch vụ từ nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng. Đảm bảo sản phẩm hoặc dịch vụ có sẵn cho khách hàng đúng nơi, đúng lúc và với điều kiện tốt nhất.
Một số kênh phân phối phổ biến gồm:
-
• Kênh trực tiếp (Direct Channels): Sản phẩm được bán trực tiếp từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng mà không qua bất kỳ trung gian nào.
-
• Kênh gián tiếp (Indirect Channels): Sản phẩm được bán qua một hoặc nhiều trung gian như nhà bán buôn, đại lý hoặc nhà bán lẻ trước khi đến tay người tiêu dùng.
-
• Kênh phân phối hỗn hợp (Hybrid Channels): Kết hợp cả kênh trực tiếp và gián tiếp để tối ưu hóa khả năng tiếp cận thị trường.
-
• Kênh phân phối kỹ thuật số (Digital Channels): Sản phẩm/dịch vụ được bán và giao dịch qua các nền tảng trực tuyến.
Để quản lý kênh phân phối, nhà quản trị cần:
-
• Xác định kênh phù hợp nhất dựa trên thị trường mục tiêu và chiến lược kinh doanh.
-
• Xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt với các đối tác phân phối để đảm bảo sự phối hợp hiệu quả và duy trì chất lượng dịch vụ.
-
• Đầu tư quản lý logistics để đảm bảo việc vận chuyển, lưu kho và giao nhận hàng hóa được thực hiện hiệu quả để giảm chi phí và thời gian.
-
• Theo dõi, đánh giá và điều chỉnh hoạt động của các kênh phân phối để đảm bảo chúng hoạt động hiệu quả và đáp ứng mục tiêu kinh doanh.
Ví dụ: Amazon phát triển mạnh mẽ nhờ hệ thống phân phối bài bản được chú trọng đầu tư
-
• Phát triển kênh bán hàng online: Amazon đã xây dựng và phát triển một kênh bán hàng trực tuyến mạnh mẽ, trở thành nền tảng mua sắm online hàng đầu thế giới. Trang web và ứng dụng di động của họ cho phép khách hàng dễ dàng tìm kiếm, so sánh và mua sắm từ khắp mọi nơi.
-
• Logistics: Hệ thống logistics và kho bãi có khả năng đảm bảo quy trình vận chuyển và giao nhận hàng hóa nhanh chóng, hiệu quả. Họ sử dụng công nghệ tiên tiến để quản lý kho hàng, theo dõi đơn hàng và tối ưu hóa lộ trình giao hàng.
-
• Dịch vụ giao hàng: Cung cấp nhiều tùy chọn giao hàng như giao trong ngày, giao hàng trong 2h với Amazon Prime Now và các dịch vụ giao hàng miễn phí cho thành viên của Amazon Prime. Điều này mang đến lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ trong việc cung cấp trải nghiệm mua sắm thuận tiện cho khách hàng.
4. Promotion (Quảng bá)
Là các hoạt động truyền thông và tiếp thị nhằm thu hút sự chú ý và thuyết phục khách hàng mua sản phẩm/dịch vụ. Mục tiêu là tạo ra sự nhận biết, khẳng định vị thế trên thị trường, kích thích nhu cầu và gia tăng doanh thu.
Các công cụ promotion
-
• Quảng cáo (Advertising): Sử dụng các phương tiện truyền thông như TV, radio, báo chí và các nền tảng trực tuyến để giới thiệu sản phẩm và thương hiệu.
-
• Xúc tiến bán hàng (Sales promotion): Các hoạt động kích thích ngắn hạn nhằm thúc đẩy doanh số bán hàng ngay lập tức như giảm giá, tặng quà, phiếu mua hàng.
-
• Quan hệ công chúng (Public Relations): Xây dựng và duy trì hình ảnh tích cực của doanh nghiệp thông qua các hoạt động như sự kiện, thông cáo báo chí và tài trợ.
-
• Marketing trực tiếp (Direct marketing): Tiếp cận và tương tác trực tiếp với khách hàng qua các kênh như email, SMS, catalog.
-
• Marketing kỹ thuật số (Digital Marketing): Sử dụng các kênh trực tuyến như mạng xã hội, công cụ tìm kiếm và website để quảng bá sản phẩm.
-
• Bán hàng cá nhân (Personal Selling): Sử dụng lực lượng bán hàng để tiếp cận và tư vấn trực tiếp cho khách hàng.
Cách xây dựng chiến lược quảng bá hiệu quả
-
Bước 1: Xác định rõ mục tiêu quảng bá như tăng nhận thức về thương hiệu, tăng doanh số bán hàng, ra mắt sản phẩm mới.
-
Bước 2: Nghiên cứu và phân tích thị trường để xác định và hiểu rõ đối tượng khách hàng mục tiêu, từ đó xây dựng thông điệp và chọn kênh truyền thông phù hợp.
-
Bước 3: Chọn các kênh truyền thông và công cụ quảng bá phù hợp nhất với khách hàng tiềm năng và target chiến dịch.
-
Bước 4: Xây dựng thông điệp truyền thông rõ ràng, hấp dẫn và phù hợp với đối tượng mục tiêu. Thông điệp cần phản ánh giá trị và lợi ích sản phẩm.
-
Bước 5: Lên kế hoạch chi tiết và triển khai các hoạt động quảng bá trên các kênh đã chọn, đảm bảo theo dõi và quản lý chiến dịch để điều chỉnh kịp thời khi cần thiết.
Ví dụ: Nike sử dụng Influencer Marketing và các chiến dịch truyền thông sáng tạo để tạo ấn tượng mạnh mẽ với khách hàng.
-
• Influencer: Nike hợp tác với nhiều influencer nổi tiếng và các vận động viên hàng đầu như Michael Jordan, Serena Williams và Cristiano Ronaldo để quảng bá sản phẩm. Những người có sức ảnh hưởng này không chỉ giúp tăng nhận diện thương hiệu mà còn tạo sự kết nối mạnh mẽ giữa thương hiệu và khách hàng thông qua câu chuyện cá nhân và thành tựu thể thao của họ.
-
• Chiến dịch truyền thông sáng tạo: Thường xuyên tổ chức các chiến dịch đầy cảm hứng như “Just Do It”, điều này đã trở thành biểu tượng và truyền cảm hứng cho hàng triệu người trên toàn thế giới.
-
• Sử dụng đa kênh: Để những campaign đầy sáng tạo của mình đến với khách hàng, Nike sử dụng kết hợp nhiều kênh truyền thông khác nhau như TV, mạng xã hội và các sự kiện trải nghiệm thực tế.
5. People (Con người)
Bao gồm tất cả các cá nhân trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào quá trình cung cấp sản phẩm/dịch vụ, từ nhân viên công ty đến khách hàng. Yếu tố con người không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ mà còn quyết định trải nghiệm và mức độ hài lòng của khách hàng.
Vai trò của con người trong marketing
-
• Nhân viên: Là đại diện trực tiếp của doanh nghiệp khi tiếp xúc với khách hàng, ảnh hưởng đến ấn tượng ban đầu và cảm nhận tổng thể của khách hàng về thương hiệu, đảm nhận việc tư vấn bán hàng, hỗ trợ kỹ thuật, chăm sóc khách hàng, xử lý các vấn đề hoặc khiếu nại.
-
• Khách hàng: Là trung tâm của mọi hoạt động marketing. Việc hiểu rõ nhu cầu, mong muốn và hành vi khách hàng giúp doanh nghiệp xây dựng các chiến lược marketing hiệu quả và cải thiện sản phẩm/dịch vụ. Có khả năng tạo dựng hình ảnh thương hiệu qua việc chia sẻ trải nghiệm cá nhân và giới thiệu sản phẩm đến người khác.
Để nâng cao chất lượng yếu tố con người, doanh nghiệp cần thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo để nâng cao kỹ năng và kiến thức cho nhân viên, xây dựng văn hóa doanh nghiệp để nhân viên hiểu được giá trị cốt lõi của công ty, lắng nghe và phản hồi khách hàng, cá nhân hóa dịch vụ dựa trên nhu cầu và sở thích riêng của từng khách hàng để tăng sự hài lòng và gắn bó, ứng dụng công nghệ để tối ưu quy trình phục vụ khách hàng.
Ví dụ: Zappos
Zappos nổi tiếng với dịch vụ khách hàng tận tâm, tạo dựng lòng trung thành cao từ phía khách hàng thông qua yếu tố con người của mình.
-
• Tận tâm trong cung cách phục vụ: Nhân viên được đào tạo kỹ lưỡng về cách giao tiếp và phục vụ khách hàng từ việc trả lời cuộc gọi đến xử lý yêu cầu và khiếu nại. Ngoài ra họ cũng cung cấp chính sách đổi trả linh hoạt, miễn phí giao hàng và trả hàng, sẵn sàng hỗ trợ bất kỳ lúc nào. Nhờ sự tận tâm này, Zappos đã biến nhiều khách hàng của mình trở thành người ủng hộ trung thành và quảng bá cho thương hiệu.
-
• Văn hóa doanh nghiệp mạnh mẽ: Điều này giúp mọi nhân viên đều hiểu rõ giá trị cốt lõi của công ty và cam kết mang lại dịch vụ xuất sắc. Họ thậm chí còn tổ chức khóa học đặc biệt cho nhân viên mới để đảm bảo rằng mọi người đều phù hợp với văn hóa này.
6. Process (Quy trình)
Process đề cập đến các hoạt động, quy trình và thủ tục dùng để cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ cho khách hàng. Quy trình không chỉ bao gồm các bước cụ thể trong sản xuất và cung cấp sản phẩm mà còn cả các hoạt động liên quan đến dịch vụ khách hàng, từ việc tiếp nhận yêu cầu đến xử lý và giao hàng.
Để tối ưu hóa process, doanh nghiệp cần:
-
• Chuẩn hóa quy trình: Xây dựng và tuân thủ các quy trình chuẩn để đảm bảo tính nhất quán trong cung cấp sản phẩm và dịch vụ, duy trì chất lượng và giảm thiểu sai sót.
-
• Tự động hóa quy trình: Ứng dụng công nghệ vào quy trình nhằm tăng tốc độ và giảm thiểu lỗi do con người gây ra.
-
• Đào tạo và phát triển nhân viên: Training về quy trình làm việc chuẩn, nâng cao kỹ năng phục vụ, đảm bảo mọi nhân viên đều thực hiện công việc đúng quy trình và đáp ứng yêu cầu của khách hàng một cách tốt nhất.
-
• Liên tục cải tiến quy trình: Thường xuyên đánh giá và cải tiến quy trình liên tục để nâng cao hiệu quả và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.
Ví dụ: Quy trình bài bản tại McDonald’s
-
• Chuẩn hóa quy trình sản xuất và phục vụ: McDonald’s nổi tiếng với việc chuẩn hóa quy trình tại tất cả các cửa hàng của mình trên toàn thế giới. Mọi bước từ chọn nguyên liệu, chế biến đến phục vụ đều được thực hiện theo chuẩn nghiêm ngặt, đảm bảo tính nhất quán về chất lượng và trải nghiệm khách hàng dù ở bất kỳ cửa hàng nào trong hệ thống.
-
• Tối ưu hóa quy trình phục vụ: Để đảm bảo tốc độ nhanh chóng khi phục vụ khách hàng, thương hiệu này sử dụng nhiều công nghệ tiên tiến như hệ thống POS để xử lý đơn hàng nhanh chóng và chính xác, các thiết bị nhà bếp hiện đại để đẩy nhanh thời gian chế biến thực phẩm.
-
• Liên tục cải tiến: McDonald’s luôn lắng nghe phản hồi từ khách hàng và nhân viên để cải thiện quy trình. Họ không ngừng thử nghiệm và áp dụng các cải tiến mới như dịch vụ đặt hàng trực tuyến, ki ốt tự phục vụ tại cửa hàng, phát triển ứng dụng di động để nâng cao trải nghiệm khách hàng.
7. Physical Evidence (Bằng chứng vật chất)
Đề cập đến tất cả các yếu tố vật chất mà khách hàng có thể nhìn thấy và cảm nhận khi tương tác với sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp, giúp họ đánh giá chất lượng và độ tin cậy của sản phẩm hoặc dịch vụ, đồng thời góp phần xây dựng hình ảnh và tạo dựng hình ảnh thương hiệu chuyên nghiệp.
Để tối ưu yếu tố Physical Evidence, doanh nghiệp có thể:
-
• Thiết kế không gian và trang thiết bị: Đầu tư không gian và trang thiết bị chất lượng cao để tạo ra một môi trường chuyên nghiệp và hấp dẫn. Điều này đặc biệt quan trọng với các ngành dịch vụ như nhà hàng, khách sạn và cửa hàng bán lẻ.
-
• Bao bì và nhãn hiệu sản phẩm: Là công cụ quảng bá thương hiệu hiệu quả, bao bì đẹp mắt và chuyên nghiệp giúp nâng cao giá trị cảm nhận của sản phẩm, tạo ấn tượng tốt với khách hàng.
-
• Tài liệu và ấn phẩm quảng cáo: Các tài liệu và ấn phẩm quảng cáo như brochure, catalog và tờ rơi cần được thiết kế chuyên nghiệp, cung cấp thông tin đầy đủ và hấp dẫn về sản phẩm/dịch vụ.
-
• Website và hiện diện trực tuyến: Cần được thiết kế chuyên nghiệp, dễ sử dụng và cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết, giúp tăng cường uy tín và tạo ấn tượng tích cực với khách hàng.
Ví dụ: Cơ sở vật chất tại khách sạn 5 sao
-
• Thiết kế sang trọng: Các khách sạn 5 sao thường được đầu tư mạnh mẽ vào thiết kế nội thất và trang trí. Những chi tiết như sản tiếp tân lộng lẫy, phòng nghỉ tiện nghi, khu vực nhà hàng sang trọng đều góp phần tạo ra một không gian đẳng cấp và ấn tượng mạnh mẽ với khách hàng.
-
• Tiện nghi và hiện đại: Ngoài các dịch vụ cơ bản, họ cũng cung cấp những tiện nghi hiện đại như spa, phòng gym, hồ bơi và dịch vụ phòng 24/7 để đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. Giúp họ nâng cao trải nghiệm và khẳng định vị thế của khách sạn.
-
• Phục vụ khách hàng chuyên nghiệp: Đội ngũ nhân viên được đào tạo định kỳ và chuyên nghiệp từ việc chào đón khách hàng, hỗ trợ hành lý đến giải quyết các yêu cầu đặc biệt.
8. Performance (Hiệu suất)
Là việc đo lường và đánh giá hiệu quả của các chiến lược và hoạt động marketing. Bao gồm theo dõi các chỉ số quan trọng để đảm bảo đạt được các mục tiêu marketing. Đồng thời sử dụng các dữ liệu thu thập được để phân tích và cải thiện hiệu suất liên tục.
3 bước đo lường hiệu quả marketing gồm:
-
• Bước 1: Xác định chỉ số hiệu suất chính (KPIs). Đây là thước đo quan trọng để đánh giá sự thành công của các hoạt động tiếp thị. KPIs có thể bao gồm tỷ lệ chuyển đổi, doanh số bán hàng, lưu lượng truy cập website, tỷ lệ giữ chân khách hàng,...
-
• Bước 2: Sử dụng các công cụ đo lường như Google Analytics, Google Ads, Facebook Insight,... để theo dõi, phân tích dữ liệu từ các chiến dịch. Chúng cung cấp các thông tin một cách chi tiết về hành vi người dùng, hiệu quả của từng kênh và tác động của các chiến dịch đến doanh số bán hàng.
-
• Bước 3: Sau khi tiến hành thu thập, bạn cần phân tích dữ liệu để xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong chiến lược hiện tại.
Một số cách tối ưu hiệu suất gồm:
-
• Đánh giá kết quả và so sánh với mục tiêu: So sánh kết quả thu được với mục tiêu đã đề ra ban đầu để đánh giá mức độ thành công. Giúp doanh nghiệp hiểu rõ liệu họ có đang đi đúng hướng và đạt mục tiêu kinh doanh không.
-
• Xác định nguyên nhân và điều chỉnh chiến lược: Sử dụng dữ liệu đã phân tích, xác định các nguyên nhân cụ thể để điều chỉnh chiến lược marketing và cải thiện hiệu quả.
-
• Thử nghiệm và tối ưu hóa: Áp dụng các phương pháp thử nghiệm như A/B testing để thử nghiệm các biến thể khác nhau của chiến dịch marketing và cải thiện các yếu tố của chiến dịch.
Ví dụ: Google Analytics
Đây là một công cụ đắc lực giúp doanh nghiệp theo dõi hiệu quả chiến dịch và đưa ra những điều chỉnh phù hợp.
-
• Theo dõi lưu lượng truy cập: Cung cấp các thông tin chi tiết về số lượng khách truy cập trang web, nguồn gốc lưu lượng truy cập (tìm kiếm, mạng xã hội, giới thiệu, quảng cáo…) và hành vi người dùng (trang truy cập, thời gian trên trang, hành trình người dùng).
-
• Đo lường hiệu quả chiến dịch: Cho phép doanh nghiệp theo dõi hiệu quả của các chiến dịch khác nhau như Google Ads, email marketing, các chiến dịch mạng xã hội.
-
• Phân tích dữ liệu và tối ưu hóa: Cung cấp báo cáo chi tiết và khả năng phân tích nâng cao để hiểu rõ hơn về hành vi người dùng và hiệu quả của các hoạt động tiếp thị. Từ đó, có hướng tối ưu hóa để đạt được kết quả tốt hơn.
8P CHO CÁC NGÀNH NGHỀ ĐẶC THÙ
8p marketing mix khi áp dụng cho từng lĩnh vực sẽ có các đặc điểm và những yếu tố cần tập trung triển khai khác nhau. 3 trong số nhiều ngành đặc thù mà Quảng Cáo Siêu Tốc sẽ phân tich gồm:
1. 8P trong marketing du lịch
Dịch vụ du lịch là một ngành có những đặc thù riêng biệt, chú trọng vào cảm nhận trong lúc sử dụng dịch vụ. Vì thế, ngoài việc triển khai đủ 8P, doanh nghiệp cần tập trung hơn vào 3 yếu tố như:
-
• People: Gồm toàn bộ nhân viên từ tiền sảnh, nhân viên phục vụ, hướng dẫn viên du lịch đến các quản lý lãnh đạo. Nhà quản trị cần tổ chức các khóa đào tạo về kỹ năng giao tiếp, chăm sóc khách hàng, cung cấp đầy đủ kiến thức về các điểm đến du lịch, đào tạo định kỳ giúp nhân viên cập nhật xu hướng mới và nâng cao chất lượng phục vụ. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp tích cực để gắn kết đội ngũ, cung cấp chế độ đãi ngộ hấp dẫn và các phúc lợi tốt để thu hút và giữ chân nhân tài.
-
• Process: Bao gồm tất cả hoạt động và thủ tục liên quan đến việc cung cấp dịch vụ du lịch, từ khi khách hàng tìm kiếm thông tin, đặt chỗ, sử dụng dịch vụ đến khi kết thúc chuyến đi. Để ứng dụng tốt yếu tố này, doanh nghiệp cần tối ưu hóa quy trình đặt chỗ và thanh toán thông qua hệ thống quản lý đặt chỗ trực tuyến và thanh toán điện tử, quản lý chất lượng dịch vụ bằng các tiêu chuẩn và quy trình kiểm tra định kỳ. Sử dụng hệ thống quản lý khách hàng (CRM) để theo dõi và giải quyết phản hồi khách hàng một cách hiệu quả. Ứng dụng công nghệ như chatbot, app di động để cải thiện hiệu suất và giảm thiểu lỗi.
-
• Promotion: Gồm tất cả các hoạt động marketing nhằm giới thiệu và thúc đẩy sản phẩm/dịch vụ du lịch đến với khách hàng. Để triển khai promotion, doanh nghiệp có thể kết hợp các kênh truyền thông số và truyền thống như quảng cáo trên mạng xã hội, SEO, content marketing, email marketing, influencer, event, phát tờ rơi…để tiếp cận khách hàng, thiết kế các chương trình khuyến mãi, gói ưu đãi đặc biệt cho các mùa du lịch hoặc dịp lễ đặc biệt, chương trình khách hàng thân thiết để thu hút khách hàng mới và giữ chân khách hàng cũ.
2. 8P trong Marketing khách sạn
Trong lĩnh vực khách sạn, cơ sở vật chất là yếu tố hàng đầu mà người dùng quan tâm, tiếp đến sẽ là cung cách phục vụ và sự nhanh chóng trong quá trình nhận trả phòng. Vì thế, 3 chữ P sau sẽ cần được chú trọng hơn hết:
-
• People: Gồm toàn bộ đội ngũ của khách sạn như lễ tân, nhân viên dọn phòng, quản lý và các vị trí hỗ trợ khác. Họ là những người trực tiếp tương tác với khách hàng, ảnh hưởng lớn đến trải nghiệm khách hàng. Vì thế, ban quản trị cần đảm bảo mọi tương tác với họ đều đem lại cảm giác thân thiện và chuyên nghiệp thông qua kỹ năng giao tiếp, quản lý xung đột, có nghiệp vụ được đào tạo bài bản.
-
• Process: Là tất cả các hoạt động và thủ tục liên quan đến việc cung cấp dịch vụ như đặt phòng, check-in, phục vụ trong thời gian lưu trú, check-out. Để tối ưu process, doanh nghiệp cần cải tiến quy trình đặt phòng và thanh toán, quản lý chất lượng dịch vụ, ứng dụng công nghệ để tự động hóa và nâng cao hiệu quả hoạt động.
-
• Physical Evidence: Gồm những cơ sở vật chất, thiết kế nội thất, trang thiết bị và môi trường tổng thể của khách sạn. Đây là những yếu tố hữu hình mà khách hàng có thể thấy và cảm nhận được, góp phần quan trọng vào việc tạo ra ấn tượng đầu tiên. Doanh nghiệp cần đầu tư vào thiết kế nội thất và trang trí khách sạn sao cho phù hợp với phong cách và đẳng cấp của mình. Thường xuyên tiến hành bảo dưỡng, nâng cấp để đảm bảo thiết bị luôn trong tình trạng tốt nhất. Đồng thời cung cấp thêm các tiện ích đặc biệt như spa, nhà hàng, hồ bơi…
3. 8P trong marketing giáo dục
Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng cao trong ngành giáo dục, 3 khía cạnh doanh nghiệp cần tập trung để đảm bảo chất lượng, tạo ra sự khác biệt và duy trì sự tin tưởng của học sinh/sinh viên/phụ huynh.
-
• Product: Gồm các chương trình học, khóa học, tài liệu giảng dạy và các hoạt động giáo dục khác. Đây là yếu tố cốt lõi quyết định chất lượng và uy tín của một cơ sở giáo dục. Để tối ưu product, doanh nghiệp cần liên tục cập nhật và phát triển chương trình học, đa dạng hóa loại hình đào tạo và đảm bảo chất lượng giảng dạy.
-
• People: Gồm giáo viên, nhân viên hành chính, cố vấn học tập, lãnh đạo nhà trường. Đây là những người trực tiếp tham gia vào quá trình giảng dạy và hỗ trợ học sinh/sinh viên. Vì thế, việc tuyển dụng, đào tạo giáo viên, phát triển chuyên môn và động viên tinh thần thông qua hội thảo, khóa học nâng cao, chương trình khen thưởng, thăng tiến cần được triển khai thường xuyên và bài bản.
-
• Process: Gồm tất cả các hoạt động và thủ tục liên quan đến việc quản lý và cung cấp dịch vụ giáo dục từ quá trình tuyển sinh, giảng dạy, đánh giá, đến hỗ trợ sinh viên. Để đảm bảo sự hài lòng cho khách hàng, doanh nghiệp cần cải tiến quy trình tuyển sinh, quản lý lớp học và đánh giá, hỗ trợ sinh viên để đảm bảo minh bạch và trải nghiệm học tập tốt nhất cho học sinh/sinh viên.
CASE STUDY THÀNH CÔNG KHI ÁP DỤNG 8P
Netflix là một nền tảng phát trực tuyến video nổi tiếng trên toàn thế giới với hơn 220 triệu người đăng ký. Thành công của Netflix có thể được lý giải bởi việc áp dụng hiệu quả mô hình Marketing Mix 8P. Chi tiết cách triển khai gồm:
Product
-
• Sản phẩm chất lượng cao: Netflix như một thư viện khổng lồ các bộ phim, chương trình truyền hình, tài liệu và nội dung gốc phong phú, được sản xuất độc quyền và liên tục cập nhật, đảm bảo sự mới mẻ.
-
• Đa dạng nội dung: Nhiều thể loại, đáp ứng nhu cầu giải trí của nhiều đối tượng khán giả khác nhau, từ trẻ em đến người lớn, từ nội dung giải trí đến giáo dục.
Price
-
• Giá linh hoạt: Cung cấp nhiều gói dịch vụ với mức giá khác nhau với các gói từ cơ bản đến cao cấp, phù hợp với nhu cầu và khả năng chi trả của nhiều đối tượng khách hàng.
-
• Giá cạnh tranh: So với dịch vụ truyền hình cáp và các nền tảng streaming khác, Netflix mang đến mức giá cạnh tranh và hợp lý.
Place
-
• Nền tảng trực tuyến: Tận dụng internet để phân phối nội dung đến toàn cầu, người dùng có thể truy cập từ bất kỳ thiết bị nào có kết nối internet như TV thông minh, máy tính, điện thoại di động và máy tính bảng.
-
• Ứng dụng đa nền tảng: Netflix có mặt trên nhiều nền tảng như IOS, Android, Windows và các nền tảng truyền hình thông minh.
Promotion
-
• Quảng cáo đa kênh: Truyền thông trên TV, mạng xã hội, website và email marketing để tiếp cận và thu hút khách hàng.
-
• Chiến dịch truyền thông sáng tạo: Thương hiệu này trước giờ luôn nổi tiếng với các chiến dịch truyền thông gây chú ý, thường có các yếu tố văn hóa và hiện tượng mạng xã hội để tạo buzz. Đơn cử như chiến dịch “Stranger Things” kết hợp với Coca Cola để tạo hiệu ứng lan truyền rộng rãi.
People
-
• Đội ngũ sáng tạo và kỹ thuật: Netflix đầu tư mạnh vào đội ngũ nhân viên, từ các nhà sản xuất nội dung, đạo diễn, biên kịch đến các kỹ sư phần mềm và chuyên gia dữ liệu.
-
• Chăm sóc khách hàng: Cung cấp dịch vụ hỗ trợ khách hàng chuyên nghiệp và nhanh chóng qua nhiều kênh như chat trực tuyến, điện thoại và email.
Process
-
• Quy trình đăng ký và hủy bỏ dễ dàng: Đơn giản hóa quy trình đăng ký và hủy bỏ dịch vụ để tạo sự tiện lợi cho khách hàng.
-
• Quy trình cá nhân hóa: Sử dụng thuật toán để cá nhân hóa trải nghiệm người dùng, gợi ý nội dung dựa trên lịch sử xem và sở thích của khách hàng.
Physical Evidence
-
• Giao diện người dùng thân thiện: Giao diện của Netflix được thiết kế đơn giản, cung cấp một trải nghiệm mượt mà, trực quan, dễ sử dụng và nhất quán trên các nền tảng khác nhau.
-
• Thương hiệu mạnh: Logo và thương hiệu Netflix đã trở nên quen thuộc và đáng tin cậy với người dùng toàn cầu.
Performance
-
• Đo lường và phân tích hiệu quả: Netflix sử dụng các chỉ số hiệu suất chính (KPIs) để theo dõi và phân tích hiệu quả của các chiến dịch marketing và hoạt động kinh doanh.
-
• Liên tục cải tiến: Dựa trên dữ liệu thu thập được, Netflix liên tục cải tiến dịch vụ và nội dung để đáp ứng nhu cầu và mong đợi của khách hàng.
TÍCH HỢP 8P VỚI CÁC MÔ HÌNH MARKETING KHÁC
Mô hình 8P của Marketing Mix có thể tích hợp với các mô hình marketing khác như SWOT, Ansoff, và STP để tạo ra một chiến lược marketing toàn diện và hiệu quả hơn. Dưới đây là cách tích hợp cụ thể:
Tích hợp 8P với SWOT
-
• Strengths: Xác định điểm mạnh của doanh nghiệp và liên kết chúng với các yếu tố trong 8P để phát huy. Nếu điểm mạnh là “đội ngũ chuyên nghiệp”, hãy tận dụng chúng tối đa trong chiến lược 8P.
-
• Weaknesses: Xác định điểm yếu và xem xét cách mô hình 8P có thể khắc phục chúng. Nếu điểm yếu là quy trình phục vụ không hiệu quả, yếu tố “Process” cần được cải thiện.
-
• Opportunities: Sử dụng các cơ hội trong môi trường kinh doanh và liên kết chúng với yếu tố phù hợp trong 8P để phát triển chiến lược. Ví dụ: Cơ hội tăng trưởng thị trường trực tuyến có thể liên kết với “Promotion” để tăng cường chiến dịch quảng bá online.
-
• Threats: Xác định thách thức và sử dụng 8P để phát triển các biện pháp phòng ngừa. Ví dụ, nếu thách thức là cạnh tranh gay gắt, hãy cải thiện “product”, ‘Price”, “Promotion” để tạo lợi thế cạnh tranh.
8P với Ansoff
Ma trận Ansoff (Ansoff Matrix) giúp doanh nghiệp xác định các chiến lược tăng trưởng bằng cách tập trung vào thị trường và sản phẩm. Cách tích hợp với 8P gồm:
-
• Market Penetration (thâm nhập thị trường): Dùng 8P để tăng cường sự hiện diện của sản phẩm hiện có trong thị trường hiện tại. Đơn cử như việc cải thiện “Promotion” và “price” để thu hút khách hàng hiện tại.
-
• Product Development (Phát triển sản phẩm): Tập trung vào "Product" và "Physical Evidence" để phát triển sản phẩm mới cho thị trường hiện tại, đảm bảo đáp ứng nhu cầu khách hàng.
-
• Market Development (Phát triển thị trường): Chú trọng vào "Place" và "Promotion" để thâm nhập thị trường mới một cách hiệu quả.
-
• Diversification (Đa dạng hóa): Kết hợp tất cả các yếu tố trong 8P để đảm bảo đa dạng hóa sản phẩm, kênh phân phối, chiến dịch truyền thông… thành công.
8P với STP
STP là mô hình giúp doanh nghiệp xác định thị trường mục tiêu và phát triển chiến lược định vị. Doanh nghiệp có thể kết hợp với 8P bằng cách:
-
• Segmentation (Phân đoạn thị trường): Sử dụng 8P để xác định các phân đoạn thị trường cụ thể. Ví dụ, "People" có thể giúp hiểu rõ khách hàng mục tiêu và phát triển sản phẩm phù hợp.
-
• Targeting (Lựa chọn thị trường mục tiêu): Ứng dụng 8P để phát triển chiến lược tiếp cận thị trường mục tiêu. Ví dụ, "Promotion" và "Place" có thể được điều chỉnh để phù hợp với thị trường mục tiêu.
-
• Positioning (Định vị): Sử dụng 8P để phát triển chiến lược định vị sản phẩm trong tâm trí khách hàng. Ví dụ, "Product", "Price", và "Physical Evidence" có thể được tối ưu hóa để đảm bảo sản phẩm được định vị một cách rõ ràng và hấp dẫn.
MARKETING MIX 8P| CÂU HỎI THƯỜNG GẶP
Một số câu hỏi thường gặp khi nghiên cứu và ứng dụng mô hình marketing mix mở rộng 8P gồm:
1. Mô hình 8P có áp dụng được cho mọi loại hình doanh nghiệp không?
Mô hình 8P có thể áp dụng được cho hầu hết các loại hình doanh nghiệp từ sản xuất, dịch vụ, thương mại điện tử. Tuy nhiên, việc áp dụng cần được điều chỉnh tùy vào loại hình doanh nghiệp, mục tiêu marketing, thị trường mục tiêu, sao cho phù hợp với đặc thù ngành nghề và quy mô doanh nghiệp để đạt hiệu quả cao nhất. Điều quan trọng là nhà quản trị cần hiểu rõ từng yếu tố của 8P và cách chúng có thể tác động đến chiến lược marketing tổng thể của doanh nghiệp.
2. Sự khác biệt giữa mô hình 4P và 8P là gì?
Là 2 mô hình được phát triển trong bối cảnh thị trường khác biệt, 4P và 8P cũng có những đặc điểm khác nhau như:
4P |
8P |
|
Phạm vi và độ chi tiết |
Tập trung vào 4 yếu tố cơ bản, áp dụng chủ yếu cho các sản phẩm vật chất |
Mở rộng sang cả các yếu tố con người, quy trình, bằng chứng vật chất, hiệu suất, phù hợp với cả sản phẩm và dịch vụ |
Lý do ra đời |
Ra đời trong thời kỳ kinh tế tập trung vào sản xuất |
Xuất hiện khi nhu cầu khách hàng ngày càng cao, đòi hỏi trải nghiệm marketing toàn diện hơn |
Ứng dụng |
Phù hợp cho doanh nghiệp sản xuất hàng hóa |
Phù hợp cho cả doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ, đặc biệt chú trọng vào trải nghiệm khách hàng |
Tính toàn diện |
Ít toàn diện hơn, thích hợp cho các thị trường ít phức tạp |
Toàn diện hơn, gồm các yếu tố cần thiết để quản lý các trải nghiệm dịch vụ và sự tương tác một cách hiệu quả |
3. Làm thế nào để xác định các yếu tố 8P phù hợp với doanh nghiệp?
Xác định các yếu tố 8P phù hợp với doanh nghiệp đòi hỏi một sự hiểu biết sâu sắc về thị trường, khách hàng, và nội tại của doanh nghiệp. Các bước để xác định và tối ưu hóa các yếu tố 8P cho doanh nghiệp gồm:
-
• Phân tích tình hình hiện tại: Xác định những điểm mạnh nội tại của doanh nghiệp, các yếu tố cần cải thiện, cơ hội từ thị trường, những yếu tố bên ngoài có thể gây khó khăn thông qua SWOT.
-
• Hiểu rõ khách hàng: Tiến hành nghiên cứu thị trường (khảo sát và phỏng vấn, phân tích dữ liệu từ các công cụ hỗ trợ), STP (phân đoạn thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu, định vị sản phẩm/dịch vụ).
-
• Xác định các yếu tố 8P: Sử dụng dữ liệu từ việc phân tích tình hình hiện tại, hiểu rõ khách hàng để tận dụng những điểm mạnh, cơ hội thị trường hoặc nhận biết được những điểm yếu, thách thức từ thị trường và đưa vào 8P để phát huy và tìm ra những giải pháp phù hợp với nhóm khách hàng và thị trường mục tiêu.
4. So sánh hiệu quả của mô hình 8P với các mô hình Marketing Mix khác
Mô hình 8P được cho là hiệu quả hơn trong đa số trường hợp so với các mô hình marketing khác như 4P, 5P, 7P… bởi một số lý do:
-
• 8P bao gồm tất cả những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến trải nghiệm khách hàng, giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng thể và chi tiết hơn về chiến lược marketing. Từ đó đưa ra những quyết định phù hợp để thu hút và giữ chân họ.
-
• 8P đặc biệt chú trọng đến yếu tố “con người” và “quy trình”, đây là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự hài lòng của khách hàng, giúp thương hiệu tạo dựng được lòng tin, thúc đẩy doanh số bán hàng và tăng lợi nhuận.
-
• Có thể linh hoạt điều chỉnh để phù hợp với từng ngành nghề kinh doanh, từng đối tượng khách hàng mục tiêu và từng chiến lược marketing cụ thể.
5. Khi nào cần sử dụng mô hình 5W1H?
5W1H là một công cụ vô cùng hữu ích có thể ứng dụng cho nhiều khía cạnh của marketing như: xác định mục tiêu và chiến lược, lập kế hoạch cho từng hoạt động của chiến dịch, phát triển sản phẩm/dịch vụ mới, phát triển nội dung marketing, đánh giá hiệu quả.
KẾT LUẬN
8P là mô hình Marketing Mix linh hoạt, hiệu quả, giúp doanh nghiệp thích ứng nhanh chóng với thị trường. Thông qua bài viết trên mà Quảng cáo Siêu Tốc đã chia sẻ, hy vọng bạn sẽ có thêm những kiến thức bổ ích về 8P khi áp dụng ở lĩnh vực marketing để có thể tiếp tục nghiên cứu và áp dụng vào thực tiễn kinh doanh một cách hiệu quả nhé!