Hướng Dẫn Cách Xem Lại Quảng Cáo Trên YouTube

Tác giả: Elara Mỹ Linh - Kiểm duyệt: Võ Tuấn Hải - Lượt xem : 33867
Ngày đăng: Thứ hai, 27 Tháng Năm, 2024 / Ngày cập nhật: Thứ ba, 28 Tháng Năm, 2024

Bạn từng xem 1 quảng cáo thú vị trên YouTube, bạn muốn trải nghiệm lại cảm giác khi xem quảng cáo và muốn bạn bè cùng thưởng thức video quảng cáo hấp dẫn đó, nhưng bạn không gặp được quảng cáo đó nữa? Đừng lo lắng, chúng tôi đã tìm hiểu và tổng hợp cho bạn những cách xem lại quảng cáo đã xem trên YouTube cực kỳ hiệu quả dưới đây nhé!

LÝ DO BẠN NHÌN THẤY QUẢNG CÁO YOUTUBE LÀ GÌ?

YouTube là mạng xã hội được sử dụng nhiều thứ 2 việt nam, là cơ hội tuyệt vời để nhà quảng cáo truyền tải thương hiệu và sản phẩm đến người dùng.

Mọi người dùng YouTube để xem phim, nghe nhạc, nấu ăn, giải trí, học tập, cùng vô số hoạt động mà họ quan tâm khác.

YouTube sử dụng kho dữ liệu Google để giới thiệu quảng cáo đến khách hàng, ngược lại, hệ thống dữ liệu Google cũng lưu trữ thao tác người dùng YouTube. Thông qua hệ thống đó, YouTube biết được chủ đề yêu thích người dùng và cho phép nhà quảng cáo liên kết đến khách hàng theo nhiều yếu tố khác nhau (hành vi, độ tuổi, vị trí, sở thích,...).

Với doanh nghiệp đó là những yếu tố để phân phối quảng cáo, với người dùng YouTube đó là lý do khiến họ nhìn thấy quảng cáo.

Sau đây là các lý do khiến bạn nhìn thấy quảng cáo trên YouTube.

Thông tin bạn cung cấp khi đăng ký tài khoản Google:

  • • Thông tin cá nhân như độ tuổi, giới tính.
  • • Vị trí địa lý khách hàng.

Hành động bạn:

  • • Các cụm từ bạn đã tìm kiếm từ trước đến nay.

  • • Hoạt động bạn thực hiện trên thiết bị sau khi đăng nhập vào Google hoặc YouTube.

  • • Sự quan tâm và tương tác bạn với quảng cáo trước đây.

  • • Thể loại trang web bạn đã truy cập.

  • • Thể loại video bạn đã xem.

  • • Các ứng dụng và tương tác bạn với ứng dụng đó.

Các hoạt động khác:

  • • Thời gian hoạt động trong ngày, tuần, tháng.

  • • Thông tin bạn cung cấp để nhận email quảng cáo từ doanh nghiệp.

Google không có sự phân biệt trong phân phối quảng cáo đến danh mục nhạy cảm như chủng tộc, sức khỏe, giới tính, tôn giáo.

Google không bán thông tin cho bất kỳ ai, không cho phép bên thứ ba đọc email cá nhân để gửi quảng cáo đến bạn. Nhà quảng cáo chỉ có thể xem những thông tin bạn cho phép Google chia sẻ và xem liệu quảng cáo có hoạt động hiệu quả.

Bên trên là thuật toán cơ bản Google và YouTube dùng để phân loại người dùng theo từng nhóm. Nắm được thuật toán này là bạn đã hiểu phần nào nguyên nhân quảng cáo được tiếp thị đến bạn, nhờ vậy bạn sẽ hiểu rõ hơn về phương pháp giúp xem lại quảng cáo đã xem trên kênh YouTube chúng tôi dưới đây.

THAM KHẢO DỊCH VỤ MARKETING

1. Bảng giá quảng cáo Google hàng đầu Việt Nam

2. Quảng cáo Google hiệu quả

3. Tìm hiểu GDN là gì?

4. Quảng cáo Shopping giá tốt

5. Hướng dẫn Quảng cáo google remarketing 

6. Tham khảo Bảng giá quảng cáo Youtube uy tín

7. Cách chạy Quảng cáo Youtube hiệu quả

CÁCH XEM LẠI QUẢNG CÁO ĐÃ XEM TRÊN YOUTUBE

1. Xem lại video đã xem có chứa Ads đó, video tương tự với quảng cáo đã xem

Cách này có thể thực hiện nếu video quảng cáo bạn xem diễn ra cách hiện tại không lâu, một chiến dịch quảng cáo thường không duy trì trong quảng thời gian quá dài bởi chi phí quảng cáo luôn đắt đỏ, hãy hy vọng rằng lúc này vẫn nằm trong khoảng thời gian nhà quảng cáo thiết lập cho chiến dịch.

Quảng cáo rất có thể sẽ lặp lại vì YouTube phân phối quảng cáo đến người dùng dựa trên bản chất video có tương thích với thông tin khách hàng xem video hay không (tuổi tác, giới tính, vị trí,...).

Một ví dụ điển hình là quảng cáo “Nhà tôi 3 đời chữa...” gây sóng gió một thời trên YouTube Việt Nam, quảng cáo lặp lại thường xuyên và nhiều lần đến mức gây nên phản ứng tiêu cực cho người dùng. Tuy nhiên, nó cho chúng ta hy vọng rằng cách xem lại quảng cáo đã xem trên YouTube này sẽ có hiệu quả.

Và có lẽ, một video quảng cáo sẽ không lặp lại trên cùng 1 video YouTube nhiều lần. Lúc này bạn cần hiểu rõ, tính năng YouTube cho phép quảng cáo đến những trang tương tự với sản phẩm nhà quảng cáo, do đó hãy mở rộng số lượng video bạn xem, đó là những video có nội dung tương tự với video cũ hoặc các video có nội dung gần giống với quảng cáo bạn đã xem. Vì chúng tôi đã giải thích cho bạn thuật toán phân phối video quảng cáo YouTube ở trên, hãy dựa theo đó và tìm kiếm các video tương tự.

Hoặc vì nhiều lý do như: Cách nhà quảng cáo cài đặt video YouTube Ads, thuật toán YouTube phân phối video quảng cáo,... mà quảng cáo YouTube sẽ không lặp lại nhiều lần cho cùng một đối tượng. Lúc này, để tăng khả năng tìm lại video quảng cáo đã xem, hãy:

  • • Xóa cookie trình duyệt web đang dùng hoặc để chắc chắn hãy đổi trình duyệt web khác.

  • • Sử dụng tài khoản YouTube khác có có thao tác và khuynh hướng sử dụng Google và YouTube giống với tài khoản trước.

  • • Bật lại video quảng cáo đã xem hoặc các video có nội dung tương tự với YouTube Ads đã xem đó.

  • • Chờ đợi và hy vọng để gặp lại chiếc quảng cáo thú vị cũ.

2. Tìm kiếm từ khóa quảng cáo đã xem trên YouTube và Google

YouTube và Google rất thông minh trong việc tìm ra nội dung dựa trên từ khóa.

Hãy thử tìm kiếm trên YouTube và Google các từ khóa liên quan đến quảng cáo bạn đã xem đó.

Gợi ý bạn cách tra từ khóa, hãy thử xem bạn còn nhớ các nội dung này trong quảng cáo hay không:

  • • Thương hiệu quảng cáo: Các quảng cáo về sản phẩm/dịch vụ sẽ luôn kèm theo tên thương hiệu. Ví dụ về từ khóa thương hiệu: Quảng cáo siêu tốc, Apple, Nestle,... 

  • • Sản phẩm quảng cáo: Các quảng cáo sản phẩm chắc chắn sẽ tập trung vào nội dung sản phẩm. Hãy dùng các từ khóa về sản phẩm như: Ma trận Marketing bao vây, Sữa bột,...

  • • Hình ảnh và nội dung sản phẩm: Hãy nhớ lại về logo, các đặc điểm sản phẩm và sơ lược nội dung quảng cáo. Hãy kèm theo nó khi search từ khóa: Quảng cáo sữa bột hình con gấu, Quảng cáo dầu gội vỏ màu xanh,...

  • • Xuất sứ quảng cáo: Hãy dựa trên ngôn ngữ quảng cáo, quốc kỳ, địa điểm nổi tiếng, trang phục truyền thống, nghi lễ quốc gia đó nếu có, để suy ra gốc gác sản phẩm quảng cáo. Tìm kiếm kèm theo từ khóa sản phẩm như sau: Sữa dưỡng thể Hàn Quốc, Quảng cáo bia có người mặc kimono thì từ khóa là Quảng cáo bia Nhật Bản,...

  • • Câu nói trong quảng cáo: Cũng có khi người ta quảng cáo bài hát hay trailer phim trên YouTube, từ khóa lúc này là lời bài hát, là câu thoại nhân vật, bạn chỉ cần nhớ 1 câu cũng có thể tìm được rồi.

Thậm chí bằng một cách kỳ diệu nào đó, YouTube có thể tìm ra video dù từ khóa rất hài hước.

Lưu ý về cách xem lại quảng cáo trên YouTube bằng từ khóa:

  • • Sử dụng công thức sau cho YouTube: Quảng cáo + “từ khóa như ví dụ trên”. Ví dụ: Quảng cáo ma trận marketing bao vây, Quảng cáo bia màu xanh lá.

  • • Công thức search từ khóa trên Google: Video quảng cáo (YouTube) + “từ khóa”. Ví dụ: Video quảng cáo sữa bột hình con gấu.

  • • Khi tìm bài hát, trailer chỉ cần tra từ khóa là đủ, không thêm từ “video quảng cáo”.

  • • Không nên sử dụng từ khóa quá dài, không dùng các từ nối dư thừa trong từ khóa.

3. Cài đặt Cá nhân hóa quảng cáo để xem được Ads mong muốn

Bằng cách tùy chỉnh phần Cá nhân hóa quảng cáo, bạn có thể kiểm soát quảng cáo được xem và thu hẹp phạm vi quảng cáo có thể nhìn thấy trên YouTube . Hầu hết các tài khoản đều được tự động bật tính năng này.

Quảng cáo được cá nhân hóa và thể hiện qua các thẻ nội dung, thẻ tag này hình thành dựa trên thông tin cá nhân mà bạn cập nhập vào Tài khoản Google, dựa trên kho dữ liệu các nhà quảng cáo hợp tác với Google và thuật toán ước đoán Google về sở thích.

Hãy “Tắt” đi các thẻ không quan trọng và chừa lại những thẻ liên quan đến quảng cáo bạn muốn tìm kiếm. Nhờ vậy, khi xem lại video từng chứa quảng cáo hay video tương tự Ads đã xem, có khả năng cao bạn sẽ tìm lại được quảng cáo như mong muốn.

4. Tìm kiếm trong lịch sử xem YouTube

Với một vài video quảng cáo, theo thỏa thuận riêng nhà quảng cáo với YouTube, YouTube có thể tính lượt xem quảng cáo thành lượt xem cho video gốc.

Các lượt xem quảng cáo có trả phí này được tính là lượt xem gốc vì chúng cho biết rằng người xem đã tương tác với video: Có người đã xem ít nhất 30 giây  quảng cáo, có người đã tương tác với quảng cáo,...

Vì được tính là lượt xem video gốc, YouTube sẽ lưu lại quảng cáo đó trong lịch sử xem video.

Hãy truy cập Lịch sử xem YouTube hoặc Hoạt động tôi và tìm xem quảng cáo có được ghi lại hay không:

  • • Lịch sử xem YouTube: Nhật ký hoạt động trên YouTube ghi lại những video bạn đã xem. Hoặc xem bảng điều khiển hoạt động YouTube tại đây để lọc tìm kiếm theo ngày tháng.

  • • Hoạt động tôi: Google lưu trữ chi tiết những gì bạn đã tìm kiếm, đọc, xem trên Google và YouTube, kho dữ liệu rộng hơn nhưng chi tiết hơn so với Lịch sử YouTube. Bạn có thể lọc với nhều tùy chọn ngày tháng và sản phẩm.

5. Tìm trên trang Quảng cáo thịnh hành và Kênh YouTube Quảng cáo

Cách làm này khá tốn thời gian nhưng vẫn rất đáng thử đấy!

Chúng tôi giới thiệu đến bạn 2 trang đáng tin cậy, tổng hợp đa dạng các Quảng cáo trên YouTube: YouTube Ads leaderboard & Kênh YouTube Advertising:

  • • YouTube Ads leaderboard (Bảng xếp hạng quảng cáo trên YouTube): Bảng xếp hạng này liệt kê top quảng cáo được mọi người xem nhiều nhất mỗi tháng.

  • • Kênh YouTube Adversiting: Tổng hợp các quảng cáo, trò chuyện với nhà quảng cáo, chia sẻ bí quyết quảng cáo,...

2 trang này này chứa vô số danh sách phát video với số lượng video quảng cáo khổng lồ. Nội dung quảng cáo có sự đa dạng từ thể loại quảng cáo đến quốc gia quảng cáo, giúp bạn tăng khả năng tìm được video quảng cáo yêu thích.

Kênh Youtube Advertising tổng hợp đa dạng quảng cáo cho bạn tìm kiếm.

Kết luận

Thuật toán Google quyết định thời điểm hiển thị một quảng cáo cụ thể, vì thế thời điểm bạn tìm quảng cáo càng gần với thời gian chiến dịch quảng cáo xảy ra thì khả năng tìm lại được sẽ càng cao. Bài viết chia sẻ cách xem lại quảng cáo đã xem trên YouTube, mong rằng có thể giúp bạn tìm lại những video quảng cáo thú vị nhé! Chúc  thành công!

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

1. Cách xóa kênh youtube bị chết nhanh

2Cách xem video riêng tư trên youtube chi tiết

3Cách bật phụ đề tiếng việt trên youtube hiệu quả

5 / 5 ( 1 votes )
Elara Mỹ Linh

Elara Mỹ Linh là một chuyên viên Social Media Expert hơn 3 năm kinh nghiệm thực chiến quảng cáo Youtube. Elara Mỹ Linh chuyên tối ưu hóa chiến dịch TrueView và In-Stream để đạt được CPV (Cost Per View) thấp nhất và CTR (Click-through Rate) cao nhất. Elara Mỹ Linh linh động khi sử dụng các hình thức quảng cáo Youtube Bumper Ads và Discovery Ads để tăng tương tác từ đối tượng mục tiêu. Elara Mỹ Linh đã thực hiện nhiều chiến dịch Skippable Ads với mục đích tối ưu hóa CPM (Cost Per Mille) và tăng tỷ lệ Conversion thành công. 

Bạn sẽ nhận được cuộc gọi tư vấn trong 24 giờ
Zalo